Một chế độ ăn uống lành mạnh, đủ dưỡng chất có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2 trong đó có nguy cơ di truyền, theo một nghiên cứu mới được công bố trực tuyến trên tạp chí PLOS Medicine.
Phát triển bệnh đái tháo đường type 2 có thể là kết quả của cả yếu tố di truyền và lối sống. Tiền sử gia đình mắc bệnh đái tháo đường làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường của một người, nhưng vẫn chưa rõ liệu các thực hành lối sống tích cực có thể thực sự “vượt qua” những cơ hội này hay không. Nghiên cứu mới đây cho thấy một chế độ ăn uống chất lượng thấp có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường và ngược lại.
Chế độ ăn uống chất lượng tốt có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường.
Để xác định xem liệu nguy cơ di truyền và chất lượng chế độ ăn uống có ảnh hưởng đến sự phát triển của bệnh đái tháo đường hay không, TS. Jordi Merino, một cộng sự nghiên cứu tại đơn vị đái tháo đường và trung tâm y học gen, Bệnh viện Đa khoa Massachusetts ở Boston và các đồng nghiệp đã sử dụng dữ liệu của 35.759 đàn ông và phụ nữ Hoa Kỳ đã tham gia vào 3 nghiên cứu sức khoẻ.
Từ các dữ liệu đó, nhóm đã đánh giá các mối liên quan chung của điểm số nguy cơ đa gen, chất lượng chế độ ăn uống và bệnh đái tháo đường type 2 có biến chứng. Dữ liệu được sử dụng bao gồm dữ liệu di truyền có sẵn của những người không bị chẩn đoán bệnh đái tháo đường, bệnh tim mạch hoặc ung thư khi bắt đầu thu thập dữ liệu. Các kết quả đã được công bố trên PLOS Medicine.
Cụ thể, kết quả của nghiên cứu này cho thấy rằng, bất kể nguy cơ di truyền, chế độ ăn uống chất lượng thấp có liên quan đến việc tăng 30% nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2. Các nhà nghiên cứu đã ghi nhận “một độ dốc nguy cơ với việc tăng nguy cơ di truyền và chất lượng chế độ ăn uống thấp, điều này cho thấy rằng những người có nguy cơ di truyền cao mắc bệnh đái tháo đường có thể cần kết hợp các thành phần lối sống khác ngoài chế độ ăn uống lành mạnh để giảm thiểu nguy cơ di truyền của họ”.
Mối liên hệ kết hợp giữa chất lượng chế độ ăn uống thấp và nguy cơ di truyền tăng lên có thể so sánh với tổng nguy cơ liên quan đến từng yếu tố đơn lẻ.
Mặc dù có dữ liệu cho thấy việc tuân theo một chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2, bất kể các yếu tố nguy cơ di truyền, nhưng các hạn chế khác nhau đã gây khó khăn cho việc xác định dứt điểm liệu những can thiệp này có thể thực sự tác động đến nguy cơ mắc đái tháo đường hay không.
Tác giả chính của nghiên cứu, Jordi Merino cho biết các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng cả gen và chế độ ăn uống đều có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường. Việc tìm hiểu xem liệu cả hai yếu tố có tác động lẫn nhau hay không sẽ cho phép đưa ra các khuyến nghị về chế độ ăn uống cụ thể tùy theo tính nhạy cảm di truyền của cá nhân.
Merino giải thích: “Phát hiện của chúng tôi cung cấp bằng chứng mới về việc thiếu tác dụng hiệp đồng, cho thấy rằng mọi người đều được hưởng lợi từ một chế độ ăn uống lành mạnh, bất kể tính nhạy cảm di truyền của họ.”
Nhóm nghiên cứu cho rằng những kết quả này rất cần thiết để hiểu lý do tại sao mọi người phát triển bệnh đái tháo đường và góp phần hỗ trợ các chiến lược phòng ngừa bệnh đái tháo đường type 2 dựa trên bằng chứng.
Các tác giả của nghiên cứu nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tuân theo một chế độ ăn uống lành mạnh, đủ chất. Những người có nguy cơ mắc đái tháo đường do di truyền có thể giảm nguy cơ bằng cách tập trung vào một chế độ ăn uống chất lượng với các loại thực phẩm và chất dinh dưỡng, nhấn mạnh lượng trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, rau (trừ khoai tây), các loại hạt và đậu, axit béo không bão hòa đa và axit béo chuỗi dài được tìm thấy trong các loại thực phẩm như cá và quả óc chó.
Các yếu tố khác bao gồm uống rượu và ăn ít thịt đỏ, thịt đã qua chế biến, đồ uống có đường, nước hoa quả, natri và chất béo chuyển hóa làm giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường.
Xem thêm video đang được quan tâm:
Kéo dài tuổi thọ, trẻ lâu nhờ lối sống lành mạnh (3)