Chiều cao trung bình của nam tăng 3,7 cm, nữ tăng 2,6 cm trong mười năm qua, đưa tầm vóc người Việt lên đáng kể, đứng thứ tư ở Đông Nam Á.
Theo kết quả Tổng điều tra Dinh dưỡng năm 2020, nam thanh niên Việt Nam cao trung bình 168,1 cm, nữ 156,2 cm. Khảo sát được Bộ Y tế tiến hành trên thanh niên sinh đầu những năm 2000, khi kinh tế Việt Nam phát triển mạnh, các chương trình chăm sóc sức khỏe được thực hiện đầy đủ hơn trước.
So với các nước trong Đông Nam Á, chiều cao của người Việt hiện giờ chỉ sau Singapore, Malaysia và Thái Lan. Trước đây 10 năm, người Việt đứng gần bét trong khu vực, chỉ nhỉnh hơn người Indonesia và Philippines.
Ông Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Y học ứng dụng Việt Nam, Phó Tổng thư ký Tổng hội Y học Việt Nam, cho biết mức tăng chiều cao của thanh niên Việt Nam trong giai đoạn 1990-2020 tương đương thời kỳ vàng của Nhật Bản về tăng chiều cao thanh niên giai đoạn 1955-1995.
“Chiều cao người Việt đã có sự vươn lên đáng kể so với 10 năm trước”, ông Sơn nói.
T.rẻ e.m gái ở Việt Nam, cùng với Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Arab Saudi và một số nước Trung Á, được đ.ánh giá có sự phát triển cơ thể lành mạnh nhất trong 35 năm qua, theo một báo cáo trên Tạp chí y khoa Lancet (Anh) tháng 11 vừa rồi. Những nhóm trẻ này có sự tăng trưởng chiều cao hơn nhiều so với chỉ số khối cơ thể.
Bài Viết Liên Quan
- Cơ thể hưởng lợi lớn nếu bạn bớt 30% lượng cơm để thay bằng gạo lứt
- Những thực phẩm tốt cho hệ xương của bạn
- 12 sai lầm tai hại bạn cần tránh vào mùa đông
Các thanh niên t.uổi 18 ở Hà Nội, mùa hè 2020. Ảnh: Tùng Đinh
Theo Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long, thành quả tăng trưởng tầm vóc “đáng khích lệ” này đạt được nhờ Chương trình Sức khỏe Việt Nam bước đầu triển khai hiệu quả.
Ông Sơn cũng cho rằng thành quả này đến từ những can thiệp Việt Nam đã triển khai liên tục hơn 20 năm qua “chứ không phải là thành tích trong ngắn hạn”.
Tầm vóc của con người ảnh hưởng mạnh nhất là ở giai đoạn 1.000 ngày đầu đời (9 tháng mang thai và hai năm đầu đời), giai đoạn t.iền học đường và dậy thì. Trên cơ sở đó, chương trình phòng chống suy dinh dưỡng t.rẻ e.m được triển khai từ năm 1998 do Viện Dinh dưỡng chủ trì, can thiệp về dinh dưỡng cho t.rẻ e.m dưới 5 t.uổi, can thiệp bổ sung vitamin A, phòng chống thiếu m.áu cho phụ nữ mang thai, dinh dưỡng học đường… Từ năm 2000 đến nay, các số liệu của chương trình phòng chống suy dinh dưỡng t.rẻ e.m liên tục cho thấy dinh dưỡng của trẻ nhỏ cải thiện theo hướng tích cực sau mỗi năm.
“Kết quả điều tra mới nhất cũng cho thấy tỷ lệ t.rẻ e.m suy dinh dưỡng, thấp còi dưới 5 t.uổi ở Việt Nam là 19,6%, được coi là mức thấp theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới”, ông Sơn cho biết.
Để duy trì đà tăng tích cực này, ông Sơn cho rằng cần tiếp tục các biện pháp can thiệp hỗ trợ tầm vóc người Việt trong những năm tới, tránh tình trạng đầu tư ngắn hạn, bỏ quên các chương trình sức khỏe khi thành công bước đầu.
Ung thư vòm họng nguy hiểm thế nào?
Ung thư vòm họng khó phát hiện được sớm, khoảng 98% đến viện ở giai đoạn muộn nên điều trị gặp nhiều khó khăn.
Ung thư vòm họng là loại bệnh ung thư nguy hiểm thường gặp ở một số nước khu vực Đông Nam Á trong đó có Việt Nam. Trong nhóm ung thư đầu cổ, ung thư vòm họng khá phổ biến, tỉ lệ nam giới mắc bệnh nhiều gấp 2,5 – 3 lần so với phụ nữ.
Vị trí ung thư là phần cổ họng nối phía sau mũi với hầu. Loại ung thư này có thể gặp ở mọi lứa t.uổi nhưng hay gặp nhất từ 40-60 t.uổi.
Hầu hết ung thư vòm họng là ung thư biểu mô tế bào vảy kém biệt hoá hoặc ung thư không biệt hoá nhạy cảm hơn với xạ trị so với các ung thư đầu cổ khác.
Nguyên nhân gây ung thư vòm họng
GS Mai Trọng Khoa, nguyên Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, nguyên nhân gây ung thư vòm họng chưa được xác định rõ ràng. Song một số nghiên cứu cho thấy những người nhiễm virus Epsstein – Barr (EBV) thường có nguy cơ nhiễm ung thư vòm họng cao hơn.
Hình ảnh ung thư vòm họng
Ngoài ra các bằng chứng gần đây cũng cho thấy ung thư vòm họng liên quan đến yếu tố di truyền do đột biến gene gây mất gene ức chế u, do đó nếu ai có người thân như bố mẹ, anh chị em mắc ung thư vòm họng thì có nguy cơ cao hơn.
Các yếu tố nguy cơ khác bao gồm: T.huốc l.á, rượu, thường xuyên tiếp xúc khói bụi, ô nhiễm môi trường, ăn nhiều thức ăn lên men như dưa muối, cá muối…
Chẩn đoán ung thư vòm họng
Để chẩn đoán, bác sĩ sẽ dựa vào các triệu chứng lâm sàng, kết quả soi vòm họng, khám hạch kết hợp với các xét nghiệm tế bào học, mô bệnh học tại vòm hoặc tại hạch.
Theo GS Khoa, 90-97% bệnh nhân ung thư vòm họng phát hiện bệnh ở giai đoạn 3 và 4.
Còn theo thống kê tại Bệnh viện K, phần lớn các trường hợp ung thư vòm mũi họng được chẩn đoán ở giai đoạn muộn sau khi có triệu chứng đầu tiên từ 6 tháng đến 1 năm.
Dấu hiệu ung thư vòm họng
Ung thư vòm họng rất khó phát hiện ở giai đoạn sớm. Các dấu hiệu của bệnh ở giai đoạn đầu thường không rõ ràng, hay nhầm với các bệnh viêm mũi xoang.
Bệnh nhân có thể bị đau đầu, ngạt mũi thoáng qua, đôi khi xì ra m.áu mũi. Các triệu chứng thường xảy ra ở một bên. Đôi khi có xuất hiện hạch cổ ngay từ đầu, hạch nhỏ không đau.
Ở giai đoạn muộn, các triệu chứng tiến triển rõ rệt sau khoảng 6 tháng kể từ ghi phát hiện những triệu chứng đầu tiên, bao gồm:
– Xuất hiện hạch cổ, phổ biến nhất là vị trí hạch cổ cao, đặc biệt là hạch cổ sau trên.
– Triệu chứng mũi: Ngạt tắc mũi, c.hảy m.áu mũi, hay xì ra nhày lẫn m.áu do u lớn gây bít tắc hoặc do hoại tử u.
– Triệu chứng tai: phổ biến nhất là mất nghe một bên do u làm tắc vòi Eustachio dẫn tới viêm tai thanh dịch. Sự mất chức năng của vòi Eustachio có thể là kết quả từ sự xâm lấn các cơ nuốt hoặc liệt các cơ mở họng.
Triệu chứng mắt: Vào giai đoạn muộn khi u xâm lấn rộng sẽ gây chèn ép làm tổn thương dây thần kinh chi phối vận động mắt, khi đó bệnh nhân có biểu hiện lác, nhìn đôi, sụp mi, giảm hoặc mất thị lực.
Ở giai đoạn 4a, ung thư vòm họng thường di căn đến não, các dây thần kinh sọ, hầu họng, tuyến nước bọt ở phía trước tai, xương quanh mắt, các mô mềm của hàm. Ung thư cũng có thể đã lan đến một hoặc nhiều hạch bạch huyết ở một hoặc cả hai bên cổ.
Khi tiến triển đến giai đoạn 4b, ung thư đã lan ra ngoài các hạch bạch huyết ở cổ đến các hạch bạch huyết ở xa, chẳng hạn như các hạch bạch huyết giữa phổi, dưới xương đòn hoặc ở nách hoặc bẹn, hoặc đến các bộ phận khác của cơ thể như phổi, xương, hoặc gan.
Tại Bệnh viện Bạch Mai cũng từng tiếp nhận và điều trị cho nam thanh niên 16 t.uổi ở Hà Nội bị ung thư vòm họng. Triệu chứng ban đầu chỉ là ngạt mũi, gia đình tưởng cảm cúm nhưng uống thuốc không khỏi, sau đó một thời gian xuất hiện c.hảy m.áu mũi nên đến bệnh viện khám, khi đó ung thư vòm họng đã ở giai đoạn tiến triển.
Phương pháp và tiên lượng điều trị
Ung thư vòm họng khó can thiệp bằng phẫu thuật, do đó các liệu pháp kết hợp giữa hoá trị và xạ trị là những lựa chọn khả thi hơn cả.
Ở giai đoạn sớm, xạ trị đơn thuần có thể kiểm soát được tế bào ung thư. Tỉ lệ xạ trị ngay giai đoạn đầu có thể kéo dài thời gian sống thêm 5 năm đạt tới 97-100%.
Đối với ung thư vòm họng giai đoạn tiến triển tại chỗ thì xạ trị đơn thuần cho thấy tỉ lệ tái phát và di căn sau điều trị rất cao, thời gian sống thêm 5 năm thấp từ 10% – 40%. Do đó nếu ung thư vòm họng không phải giai đoạn đầu, các bác sĩ sẽ sử dụng phác đồ phối hợp hoá – xạ trị.
Với ung thư vòm họng di căn, vị trí đầu tiên thường là di căn xương, nền sọ, kếo đó là di căn phổi, gan. Khoảng hơn một nửa bệnh nhân có nhiều hơn một vị trí di căn.
Tại Việt Nam chưa có thống kê cụ thể tỉ lệ sống của bệnh nhân ung thư vòm họng, tuy nhiên theo nghiên cứu tại Mỹ từ 2009 đến 2015 cho thấy, số người sống sót sau 5 năm phát hiện ung thư vòm họng ở giai đoạn 1 là 82%, phát hiện ở giai đoạn 2 là 73%, giai đoạn 4 là 48%.
Tuy nhiên, tùy theo thể trạng và tâm lý của bệnh nhân mà thời gian sống của họ có thể khác nhau.
Còn tại Anh, có khoảng 80% bệnh nhân ung thư vòm họng sẽ sống được ít nhất 1 năm kể từ khi chẩn đoán, 50% sống được sau 5 năm.
Phòng bệnh ung thư vòm mũi họng
Hiện nay người ta cho rằng, 70 % nguyên nhân ung thư do yếu tố ngoại lai, còn 30% do yếu tố nội tại và do yếu tố di truyền, do đó người dân cần có chế độ ăn uống cân bằng, giảm mỡ động vật, giảm thịt, giảm thực phẩm lên men, tăng cường cá, rau hoa quả có nhiều vitamin C, E, tăng cường tập thể dục.
Tuyệt đối không hút t.huốc l.á, thuốc lào, hạn chế uống rượu bia và các đồ uống có cồn để giảm nguy cơ dẫn đến bệnh ung thư vòm họng.