Mỗi loại ung thư lại gây ra những triệu chứng và biến chứng khác nhau, nhưng nhìn chung khi thấy đau là bệnh đa ở giai đoạn cuối. Lý do vì khối u lớn chèn ép vào các bộ phận.
Theo GS.TS Nguyễn Bá Đức, nguyên Giám đốc Bệnh viện K Trung ương (Hà Nội), sàng lọc, phát hiện sớm ung thư là quá trình tìm kiếm những dấu hiệu sớm của bệnh trên những người bề ngoài khỏe mạnh, chưa hề có triệu chứng của bệnh. Việc sàng lọc sẽ giúp tăng tỷ lệ chữa khỏi và giảm tỷ lệ t.ử v.ong.
Khả năng phát hiện sớm ung thư phụ thuộc vào từng bệnh ung thư. Không phải tất cả các bệnh ung thư đều có thể phát hiện được sớm. Một số ung thư có thời gian tiềm ẩn khá dài trong khi một số lại phát triển rất nhanh, khi phát hiện được thì đã ở giai đoạn muộn.
Những bệnh ung thư có thể phát hiện được sớm thường là phát sinh ở những vị trí, cơ quan dễ tiếp cận bằng những phương tiện chẩn đoán như ung thư vú, cổ tử cung, tuyến giáp, da, tuyến t.iền liệt, đại-trực tràng… Đối với các ung thư ở sâu, các xét nghiệm hiện nay chưa đủ khả năng phát hiện khi khối u còn rất nhỏ.
Bài Viết Liên Quan
- Đau ngực chẳng phải chuyện xoàng
- 5 mẹo ăn kiêng để vượt qua đợt nắng nóng như thiêu đốt mùa hè
- Không uống được sữa, nên ăn 7 loại thực phẩm này để nhận đủ canxi
Ung thư là bệnh có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Cho đến nay kết quả điều trị ung thư phụ thuộc chủ yếu vào việc phát hiện bệnh ở giai đoạn nào. Ở giai đoạn sớm thì có thẻ chữa khỏi hoàn toàn nhiều loại bệnh ung thư. Ngược lại, ở các giai đoạn muộn, điều trị vừa tốn kém vừa ít hiệu quả, chủ yếu chỉ có thể kéo dài và giảm nhẹ triệu chứng. Vì vậy, phát hiện ung thư ở giai đoạn sớm là vô cùng quan trọng là cơ hội may mắn cho bất cứ ai để chữa khỏi bệnh, TS Đức cho biết.
Các bệnh ung thư khó phát hiện sớm gồm ung thư dạ dày, gan, phổi, buồng trứng và ung thư xương.
Theo TS Đức, đối với bệnh ung thư, thấy đau là đã ở giai đoạn muộn của bệnh.
Mỗi loại ung thư lại gây ra những triệu chứng và biến chứng khác nhau, nhưng nhìn chung ở giai đoạn cuối các tế bào ung thư phát triển với số lượng không thể kiểm soát và di căn tới các bộ phận khác của cơ thể. Do đó người bệnh đều bị những cơn đau liên tục dày vò do khối u lớn chèn ép vào các bộ phận, từ đó dễ dẫn tới sự thay đổi trong tâm lý người bệnh.
Chẳng hạn với bệnh ung thư phổi, ở giai đoạn sớm bệnh phát triển âm thầm, triệu chứng nghèo nàn hoặc không có triệu chứng. Ở giai đoạn tiến triển, triệu chứng của bệnh đa dạng hơn tùy theo vị trí u, mức độ lan rộng của tổn thương. Người bệnh có thể thấy đau ngực, đau dai dẳng, cố định một vị trí hoặc thấy khó thở khi khối u to, chèn ép, bít tắc đường thở… Ngoài ra, còn một loạt các triệu chứng khác khi khối u chèn vào trung thất, thực quản, thần kinh giao cảm cổ, ống ngực chủ…
Người bệnh ung thư đa phần phát hiện ở giai đoạn muộn nên chữa trị gặp nhiều khó khăn, hiệu quả thường không tối ưu.
9 dấu hiệu cảnh báo ung thư
– Vết loét lâu liền
– Ho dai dẳng, tức ngực, điều trị không đỡ
– Chậm tiêu, khó nuốt
– Thay đổi thói quen bài tiết phân, nước tiểu
– Có khối u ở vú hay ở trên cơ thể
– Hạch bạch huyết to không bình thường
– Ra m.áu, dịch ra bất thường ở â.m đ.ạo
– Ù tai, nhìn đôi
– Gầy sút, thiếu m.áu không rõ nguyên nhân.
Sốt, vã mồ hôi về đêm- dấu hiệu cảnh báo u lympho ác tính không Hodgkin
U lympho không Hodgkin là nhóm bệnh tăng sinh ác tính dòng tế bào lympho, với biểu hiện phức tạp về lâm sàng và mô bệnh học.
Bệnh u lympho ác tính, bao gồm cả u lympho Hodgkin và u lympho không Hodgkin. Ở Hoa Kỳ, u lympho không Hodgkin đứng hàng thứ 5 trong các loại ung thư. Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc chuẩn theo t.uổi là 5,2 trên 100.000 dân, đứng hàng thứ 7 trong các loại ung thư..
Bệnh có tỷ lệ mắc cao ở các nhóm t.uổi 35-40 và 50-55. U lympho không Hodgkin loại tế bào B chiếm khoảng hai phần ba các trường hợp.
Theo TS Đỗ Huyền Nga, Bệnh viện K Trung ương (Hà Nội), nguyên nhân sinh bệnh của u lympho không Hodgkin còn chưa rõ. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy có sự liên quan của bệnh với một số yếu tố sau: hội chứng suy giảm miễn dịch, nhiễm virus Epstein-Barr, nhiễm Helicobacter pylori, bất thường nhiễm sắc thể số 14 và 18, có tiếp xúc với hóa chất, phóng xạ.
Bệnh có tỷ lệ mắc cao ở Tây Âu, Mỹ, Trung Đông, châu Phi và Nagasaki (Nhật Bản).
Triệu chứng lâm sàng
U lympho không Hodgkin biểu hiện lâm sàng rất đa dạng, hay gặp nhất là nổi hạch ngoại vi vùng cổ, nách, bẹn, không đau.
Các triệu chứng toàn thân khác có thể xuất hiện như: sốt không rõ nguyên nhân, vã mồ hôi về đêm, mệt mỏi, sút cân không rõ nguyên nhân, sẩn ngứa ở da.
U lympho không Hodgkin cũng có thể biểu hiện ở các hạch trung tâm hoặc tổn thương ngoài hạch như đường tiêu hóa, tủy xương, hệ thần kinh trung ương, vòm họng, amidan…