Với người mắc bệnh tăng huyết áp, thời tiết lạnh là yếu tố rất bất lợi khi nhiệt độ thấp làm các mao mạch co lại, huyết áp đột ngột tăng cao dễ gây các biến chứng, đặc biệt đột quỵ. Người bệnh càng nguy hiểm hơn khi hạ huyết áp không đúng cách.
Tăng huyết áp
là bệnh lý hay gặp nhất trong các bệnh lý tim mạch. Tại các bệnh viện, thời tiết lạnh khiến số bệnh nhân tăng huyết áp có chiều hướng gia tăng. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, huyết áp chuẩn nhất là 120/80mmHg, còn tăng huyết áp là khi huyết áp tâm thu từ 140mmHg hoặc huyết áp tâm trương từ 90mmHg trở lên.
PGS.TS Hà Hoàng Kiệm – nguyên bác sĩ Bệnh viện 103 cho biết, nhiều người cho rằng thường trời nóng bệnh lý tăng huyết áp mới hay gặp. Tuy nhiên, vào mùa lạnh, nhiệt độ xuống thấp là yếu tố bất lợi với những người mắc bệnh tăng huyết áp. Các mao mạch bị co lại khi gặp nhiệt độ thấp, huyết áp tăng đột ngột làm cơ thể không kịp thích nghi dẫn tới biến chứng, đặc biệt là đột quỵ.
Nhiều người bệnh tăng huyết áp thường hay chủ quan do bệnh rất ít triệu chứng, có thể là hồi hộp, nhức đầu, đau ngực… Không ít người bị bệnh mà không có biểu hiện khác thường nên bệnh lý tăng huyết áp vẫn được coi là “kẻ g.iết n.gười thầm lặng”.
Đáng nói, người bị tăng huyết áp càng gặp nguy hiểm hơn khi hạ huyết áp không đúng cách như uống thuốc thất thường, dùng thuốc hạ áp quá liều… Cách đây không lâu, BVĐK tỉnh Vĩnh Phúc đã tiếp nhận 2 trường hợp ngộ độc thuốc Amlodipin – thuốc hạ huyết áp. Một trường hợp đã t.ử v.ong dù được cấp cứu tích cực.
Bài Viết Liên Quan
- Đột quỵ não có được tiêm vaccine Covid-19?
- Bé nghẹt mũi, chảy nước mắt, đi khám phát hiện có khối u lạ
- Thực hư tác dụng của lá đu đủ trong phòng và điều trị ung thư
Hạ huyết áp khi bị tăng huyết áp cần đúng cách để giữ sức khỏe tốt. Ảnh TL
Theo PGS. TS Hà Hoàng Kiệm, việc sử dụng quá liều thuốc hạ áp hay gặp ở nhiều người vì muốn hạ huyết áp nhanh. Thuốc hạ huyết áp được chỉ định với những người sau khi đã áp dụng các biện pháp không dùng thuốc như điều chỉnh chế độ ăn uống, tập luyện… mà vẫn có huyết áp thường xuyên trên 140/90 mmHg.
Việc chỉ định thuốc ra sao sẽ được bác sĩ căn cứ phù hợp từng thể trạng, mức độ huyết áp. Chẳng hạn, đau ngực, chọn thuốc chọn beta giao cảm, thuốc chẹn kênh calci; Có rối loạn mỡ m.áu chọn thuốc chẹn beta giao cảm; Đái tháo đường týp 1 và 2 có protein niệu chọn thuốc ức chế men chuyển, chẹn kênh calci, lợi tiểu liều thấp…
Quan trọng là dù chọn bất cứ loại thuốc nào cũng phải dùng nguyên tắc khởi đầu với liều thấp để tránh hạ huyết áp quá nhanh, nhiều và dùng các dạng thuốc tác dụng kéo dài để có tác dụng liên tục 24 giờ với liều duy nhất trong ngày. Dùng thuốc liều cao hay tự ý tăng liều của người bệnh dễ bị ngộ độc thuốc. Người bệnh khi hạ huyết áp nhanh đột ngột dẫn tới ngất hoặc hạ huyết áp không phục hồi và nhiều biến chứng nguy hiểm… Bởi vậy mà dù huyết áp có bình thường, cảm thấy khoẻ mạnh, sinh hoạt bình thường, người bệnh vẫn phải duy trì uống thuốc đều đặn.
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm – nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia, người bệnh bị cao huyết áp ngoài việc dùng thuốc đều đặn cần kiểm soát chế độ ăn. Người bệnh tăng huyết áp ăn nhạt là tốt nhất. Bữa ăn cần tăng cường các thực phẩm giàu dinh dưỡng từ thịt, cá, sữa và chế phẩm từ đậu; các loại rau xanh, quả tươi, ngũ cốc nguyên hạt, ăn nhiều cam, quýt, bưởi… Mọi người cần hạn chế các thực phẩm nhiều muối như dưa cà muối, thực phẩm chế biến sẵn, chất béo giàu cholesterol từ các loại nội tạng như gan, óc, tim…
Ngoài ra, người bệnh tăng huyết áp vẫn cần tập luyện thể dục thể thao. Lưu ý khi tập, người bệnh không nên tập gắng sức, thể dục bằng cách đi bộ nhẹ nhàng, vừa sức là tốt nhất. Cùng với đó loại bỏ các yếu tố nguy cơ gây tăng huyết áp như uống rượu bia, cà phê, stress…
Trong thời tiết lạnh những người bị bệnh lý cao huyết áp càng cần phải giữ ấm cơ thể. Mọi người cần mặc ấm, đeo găng tay, đeo tất để không bị mất nhiệt giúp việc lưu thông m.áu diễn ra bình thường. Hạn chế tập thể dục vào sáng sớm khi trời lạnh và tránh tắm nước lạnh. Ngay cả tắm nước nóng cũng không nên xối nước đột ngột mà cần vớt nước ấm từ từ lên tay, chân rồi mới đến cơ thể tránh sự thay đổi đột ngột.
‘Tắm tiên’ giữa thời tiết lạnh giá, bác sĩ cảnh báo nguy cơ tiềm ẩn
Tắm ngoài trời trong thời tiết quá lạnh, ở nơi trống trải, không kín gió dễ gây phản ứng co mạch m.áu đột ngột, tăng huyết áp kịch phát.
Trong nhiệt độ chỉ khoảng hơn 10 độ C ở Hà Nội, nhiều người vẫn tới bai “tăm tiên” ơ sông Hông để hòa mình cùng dong nươc. Họ cho rằng đây là cách thư giãn, vừa tập luyện thể dục thể thao, nâng cao sức khỏe trong những ngày lạnh giá.
Không chỉ thanh niên, rất nhiều người trung tuôi, thâm chi lơn tuôi cũng tới bãi tắm này bơi lôi, mang theo đầy đủ kính bơi, mũ bơi….
Người dân ‘tắm tiên’ ở sông Hồng – Ảnh: Bảo Khánh
Bác sĩ Nguyễn Đặng Khiêm, Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Hữu Nghị cho biết, tắm sông không có lợi cho sức khỏe trong điều kiện thời tiết quá khắc nghiệt, như quá lạnh hoặc quá nóng.
Nam bác sĩ phân tích, khi nhiệt độ thay đổi quá nhanh, cơ thể không kịp thích nghi, mạch m.áu không kịp co lại hay giãn nở trong quá trình điều nhiệt có thể dẫn tới nguy cơ đột quỵ não, đột quỵ tim, hoặc nhẹ hơn là viêm phổi, căng cơ quá mức (chuột rút).
“Trường hợp tắm ngoài trời trong thời tiết quá lạnh, ở nơi trống trải, không kín gió dễ gây phản ứng co mạch m.áu đột ngột, gây cơn tăng huyết áp kịch phát, đặc biệt nguy hiểm đối với người có bệnh lý nền tăng huyết áp, suy tim, dị dạng mạch m.áu não”, bác sĩ Khiêm nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, thời tiết lạnh là môi trường thích hợp cho một số loại virus đường hô hấp phát triển, gây viêm nhiễm, giảm sức đề kháng cho đường hô hấp nói riêng, toàn bộ cơ thể nói chung.
Chưa kể, nước sông thường không đảm bảo vệ sinh, có thể ẩn chứa nhiều vi khuẩn, gây viêm nhiễm vùng tiếp xúc như mắt, tai, mũi họng, da…
Bác sĩ Khiêm thăm khám cho một bệnh nhân tại khoa Cấp cứu, Bệnh viện Hữu Nghị – Ảnh: Hương Thủy
Ngoài việc tránh tắm sông, bác sĩ Khiêm khuyến cáo, trong hoạt động tắm rửa hàng ngày, nguồn nước sử dụng nên là nước sinh hoạt đã được qua xử lý.
Người dân nên chọn xà phòng, dầu tắm phù hợp với từng loại da, tránh việc kích ứng, đặc biệt với người già và t.rẻ e.m, những người có cơ địa dị ứng.
Khi trời lạnh, nên tắm ở nơi kín gió, làm ấm cơ thể từ từ, tránh tắm quá lâu. Tắm xong nên lau, sấy thật khô, mặc quần áo đủ ấm trước khi ra ngoài. Không tắm ngay sau khi vừa làm việc gắng sức. Đặc biệt, nam bác sĩ lưu ý không nên tắm đêm.
“Nua đem la thời điểm nhiet đo xuong rất thấp, co the con nguoi theo nhip sinh hoc can đuoc nghi ngoi sau 1 ngay hoat đong, cac co che đieu nhiet cua co the gan nhu o muc “thap nhat”. Do đo, viec tam đem, đac biet o noi khong đam bao nhiet đo la đieu nguy hiem, co hai cho sức khỏe”, bác sĩ Khiêm cho hay.
Để bảo vệ sức khỏe trong mùa đông, Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Hữu Nghị khuyến cáo người dân nên giữ ấm cơ thể, nhất là vào buổi sáng sớm và đêm khuya.
Đồng thời, chú ý đeo khẩu trang khi đi ra ngoài để bảo vệ đường hô hấp, giữ ẩm đường mũi bằng cách nhỏ nước muối sinh lý, tránh để đường mũi quá khô có thể dẫn tới ra m.áu cam.
Những người có bệnh nền mạn tính, người già, t.rẻ e.m cần tránh việc thay đổi nhiệt độ môi trường đột ngột, từ nơi quá ấm ra nơi quá lạnh. Việc ăn uống nên đảm bảo đủ chất, đủ năng lượng cho quá trình điều tiết nhiệt độ của cơ thể.