Ngày nay, trầm cảm là căn bệnh điển hình của cuộc sống hiện đại. Những gánh nặng, áp lực về công việc, gia đình,… đều có thể gây ra căn bệnh trầm cảm.
Trước nay, chúng ta vẫn nghĩ chỉ phụ nữ mới hay bị trầm cảm. Thực tế cho thấy, số lượng nam giới bị trầm cảm ngày càng chiếm đa số.
Hôm qua (5/1), theo cơ quan chức năng cho biết, một người đàn ông sinh năm 1981 sống tại tầng 15 chung cư HH2B bị trầm cảm nhiều tháng nay, trốn viện về n.hảy l.ầu tự tử khiến nhiều người dân xung quanh hoảng hốt, kinh hãi.
Bài Viết Liên Quan
- Sữa chua giúp giảm huyết áp
- 26 nghiên cứu từ 150.000 người: Ăn nhiều cá hơn có thể giảm tới 20% nguy cơ mắc bệnh này
- Cẩn thận những hành động tưởng vô hại lại có thể khiến bạn mắc ung thư vú
Vụ việc n.hảy l.ầu tự tử của người đàn ông trầm cảm ngày hôm qua như 1 hồi chuông cảnh báo tầm quan trọng của sức khỏe tâm lý trong cuộc sống hiện đại
Có thể nói, bệnh trầm cảm thường được nhắc đến như một chứng bệnh của cuộc sống hiện đại. Bên cạnh đó, chứng bệnh trầm cảm thường được quan tâm và phát hiện ở nữ giới nhiều hơn. Nhưng nhiều năm trở lại đây, thực tế cũng có một bộ phận không nhỏ nam giới bị trầm cảm, rất khó phát hiện, vì vậy việc chữa trị gặp nhiều khó khăn.
Theo TS Nguyễn Doãn Phương, Viện trưởng Viện Sức khỏe tâm thần (bệnh viện Bạch Mai) cho biết, trầm cảm là căn bệnh xuất hiện ngày càng nhiều trong cuộc sống hiện đại. Không chỉ riêng phụ nữ, hiện nay cũng ghi nhận rất nhiều ca trầm cảm ở đàn ông.
Trầm cảm là loại rối loạn khí sắc thường gặp trong tâm thần học. Bệnh do hoạt động của bộ não bị rối loạn gây nên, tạo thành những biến đổi thất thường trong suy nghĩ, hành vi và tác phong.
Áp lực của cuộc sống hiện đại khiến trầm cảm đang có xu hướng trẻ hóa. Trong đó trầm cảm ở nữ phổ biến hơn nam vì phụ nữ có sự thay đổi hormone ở lứa t.uổi dậy thì, trong chu kỳ k.inh n.guyệt, giai đoạn mang thai, bị sẩy thai, giai đoạn mãn kinh… đều có thể làm tăng nguy cơ trầm cảm.
Nói như vậy không có nghĩa là trầm cảm ở nam giới không nghiêm trọng. Áp lực từ cuộc sống hiện đại cũng khiến nhiều nam giới rơi vào trầm cảm, như trường hợp người đàn ông ở t.ự t.ử tại tòa HH2B là một ví dụ.
Theo các chuyên gia y tế, đàn ông và phụ nữ đều bị trầm cảm nhưng các triệu chứng của họ có thể rất khác nhau. Đàn ông khi bị trầm cảm có thể tỏ ra tức giận, hung hăng thay vì buồn bã. Gia đình, bạn bè và thậm chí cả bác sĩ của họ rất có thể không nhận ra sự tức giận hay hung hăng đó chính là triệu chứng của bệnh trầm cảm.
Đàn ông bị trầm cảm có thể cảm thấy rất mệt mỏi và mất hứng thú với công việc, gia đình hoặc sở thích. Họ có thể khó ngủ hơn những phụ nữ bị trầm cảm. Họ có thể mắc chứng tim đ.ập nhanh, tức ngực, đau đầu liên tục hoặc các vấn đề về tiêu hóa.
Nam giới bị trầm cảm có nhiều khả năng t.ử v.ong do t.ự t.ử hơn vì họ có xu hướng sử dụng các phương pháp gây c.hết người nhiều hơn. Bởi thế, trầm cảm ở nam giới đôi khi còn đáng sợ hơn trầm cảm ở phụ nữ rất nhiều.
Trầm cảm ơ nam giới rất đáng sợ, vì đôi khi đến bác sĩ cũng chưa chắc nhận ra.
Theo chuyên trang y tế Medicalnewstoday, trầm cảm có thể ảnh hưởng đến bất kỳ người đàn ông nào ở mọi lứa t.uổi. Dưới đây là một số biểu hiện ở nam giới khi bị trầm cảm:
– Giận dữ, cáu kỉnh hoặc hung hăng.
– Cảm thấy lo lắng, bồn chồn hoặc đang ở “trên bờ vực thẳm”.
– Mất hứng thú với công việc, gia đình hoặc các hoạt động thú vị từng có.
– Xuất hiện các vấn đề về ham muốn và hoạt động t.ình d.ục.
– Cảm thấy buồn, trống rỗng hoặc tuyệt vọng.
– Không thể tập trung hoặc nhớ chi tiết.
– Cảm thấy rất mệt mỏi, không ngủ được.
– Ăn quá nhiều hoặc không muốn ăn.
– Suy nghĩ t.ự t.ử hoặc cố gắng t.ự s.át.
– Đau nhức cơ thể, đau đầu, chuột rút hoặc các vấn đề tiêu hóa.
– Không có khả năng đáp ứng trách nhiệm công việc, chăm sóc gia đình hoặc các hoạt động quan trọng khác.
– Tham gia vào các hoạt động rủi ro cao.
– Xuất hiện nhu cầu về rượu hoặc m.a t.úy.
– Rút lui khỏi gia đình và bạn bè hoặc trở nên cô lập.
Các chuyên gia về tâm lý khuyến cáo, một số nam giới chỉ gặp một vài triệu chứng trong khi những người khác có thể gặp nhiều triệu chứng ở trên. Ngay khi thấy người thân, bạn bè, đồng nghiệp của mình có một số dấu hiệu trên, mọi người hãy nhanh chóng khuyên bảo đi bác sĩ càng sớm càng tốt để giúp đỡ và cứu sống chính họ.
Một số thói quen làm tăng nguy cơ mắc trầm cảm
Cuộc sống ngày càng hiện đại, áp lực công việc, áp lực tinh thần thậm chí cả lối sống không lành mạnh đều có nguy cơ dẫn đến căn bệnh trầm cảm, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Một số thói quen trong sinh hoạt và lối sống hàng ngày vô tình có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm mà nhiều người có thể không để ý.
Thói quen sử dụng thực phẩm chế biến sẵn
Chế độ ăn càng lành mạnh thì nguy cơ mắc bệnh trầm cảm càng thấp. Tuy nhiên do công việc bận rộn, không ít người thường xuyên sử dụng thực phẩm chế biến sẵn để tiết kiệm thời gian và công sức nấu nướng mà không biết rằng các loại thực phẩm chế biến sẵn thường chứa nhiều calo, ít giá trị dinh dưỡng, quá nhiều muối và chất béo có thể kích thích phản ứng thèm ăn trong não.
Lạm dụng thực phẩm chế biến sẵn khiến cơ thể luôn cảm thấy muốn ăn và ăn với số lượng không thể kiểm soát, gây nên tình trạng thừa cân béo phì, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần.
Vì vậy cần tránh lạm dụng các loại thức ăn chế biến sẵn và duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều trái cây, rau, cá, ngũ cốc có thể giúp rèn luyện trí não không phụ thuộc vào đồ ăn vặt.
Ăn quá nhiều thực phẩm chế biến sẵn, sử dụng quá nhiều phương tiện truyền thông, đi ngủ muộn làm tăng nguy cơ mắc trầm cảm.
Dành quá nhiều thời gian ở một mình
Nếu dành quá nhiều thời gian trong cô đơn có thể làm tăng nguy cơ mắc trầm cảm. Để bảo vệ bản thân trước điều này, chúng ta nên tạo ra và phát triển các mối quan hệ tình bạn hoặc cân bằng giao lưu với những người khác, đó là cơ hội để trao đổi cảm xúc tích cực và cũng là một trong những chiến lược tốt nhất để vượt qua chứng trầm cảm.
Quá tải phương tiện truyền thông
Ngày nay, việc mọi người sử dụng các phương tiện, thiết bị điện tử ngày càng trở nên phổ biến. Điện thoại thông minh, máy tính xách tay, TV và các dịch vụ phát trực tuyến đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống. Trên thực tế, lượng thời gian trung bình dành cho các loại phương tiện trên tăng gấp đôi và đã trở thành thói quen đối với nhiều người. Việc quá tải phương tiện truyền thông này có thể gây hại cho não. Những người thường xuyên sử dụng phương tiện truyền thông, thường gặp nhiều triệu chứng trầm cảm và lo lắng hơn.
Thời gian tiếp xúc với những người tiêu cực quá nhiều
Đôi khi, những nhận xét, chỉ trích tiêu cực từ bạn bè, cấp trên hoặc những người quan trọng khác có thể mang lại cho bạn lợi ích tích cực nhiều hơn trong cách suy nghĩ và hành động. Nhưng khi hàng ngày, phải tiếp xúc quá nhiều với những người thường xuyên phát ra những năng lượng tiêu cực, có thể làm tăng nguy cơ cảm thấy chán nản, hụt hẫng và đôi lúc cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng.
Đi ngủ muộn
Những người đi ngủ muộn hơn, sẽ có nhiều suy nghĩ tiêu cực mạn tính trong ngày, một hành vi có liên quan đến trầm cảm. Ngược lại, những người ngủ sớm hoặc đúng giờ sẽ ít suy nghĩ tiêu cực hơn.
Lười vận động
Việc tập thể dục hoặc làm các công việc yêu thích sẽ nâng cao tâm trạng và bớt cảm thấy chán nản. Khi hoạt động thể chất, não sẽ tiết ra các hóa chất có lợi cho sức khỏe như: endorphin và endocannabinoids có thể làm giảm bớt cảm giác trầm cảm. Mặt khác, nỗ lực tinh thần sẽ làm tâm trạng luôn sảng khoái, tạo hứng thú cho công việc được hoàn thành một cách tốt hơn, từ đó đẩy lùi được căn bệnh trầm cảm và lo âu.