Bên cạnh các loại thuốc tây, bệnh xương khớp cũng có thể được chữa bằng các loại cây trong dân gian. Dưới đây là các loại cây chữa bệnh xương khớp phổ biến bạn có thể tìm mua.
Bài Viết Liên Quan
- Kỳ 1: Hen suyễn-căn bệnh nguy hiểm đeo bám dai dẳng
- Hành muối và những lợi ích với sức khỏe
- Loại rau vừa giảm mỡ m.áu vừa giúp hạ huyết áp
Dùng các cây trong dân gian chữa bệnh đau nhức xương khớp tuy không mang tới hiệu quả lập tức nhưng bệnh sẽ được điều trị từ từ. Đặc biệt, những loại cây dưới đây đều từ thiên nhiên, không lo hóa chất, tác dụng phụ, cách dùng cũng rất đơn giản. Do đó, nó được nhiều người ưa chuộng và sử dụng.
Tuy nhiên, lưu ý rằng những loại cây này chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh, bệnh nhân vẫn cần tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Đặc biệt, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nếu muốn sử dụng.
1. Bệnh xương khớp là gì?
Đây là tên gọi chung của những bệnh có liên quan đến xương và khớp với những triệu chứng là đau nhức, sưng khớp. Các loại bệnh này thường sẽ làm bệnh nhân bị hạn chế trong quá trình vận động.cỞ người có 3 loại khớp là khớp bán động (ở đốt sống), khớp động (ở tay, chân), khớp bất động (ở hộp sọ). Trong đó, khớp động và khớp bán động là hai vị trí dễ bị suy yếu do nhiều lý do khác nhau. Khi cơ quan này yếu sẽ gây nên bệnh xương khớp.
2. Những loại cây hỗ trợ chữa bệnh xương khớp mà bạn có thể tham khảo
2.1. Cây Hy thiêm
Là một trong những cây thuốc nam chữa bệnh đau nhức xương khớp, hy thiêm còn có tên gọi khác là cỏ dĩ, chó đẻ, hổ cao,… Tên tiếng Anh là Siegesbeckia orientalis L. Theo các tài liệu ghi chép từ các thế hệ trước để lại, cây này có vị đắng, tính hàn, hơi độc, vào hai kinh can và thận. Cây được dùng để làm thuốc chữa đau nhức, tê thấp, yếu chân, gân cốt nhức lạnh, lưng gối tê dại.
Cây Hy thiêm mọc hoang ở nhiều tỉnh thành trên Việt Nam và cũng được dùng rộng rãi ở Trung Quốc, Nhật Bản, Philipin, châu Úc. Vì khả năng chữa bệnh hiệu quả mà có nơi còn gọi hy thiêm là “cỏ của trời”.
Hy thiêm còn có tên khác là cây chó đẻ (Nguồn: Internet)
Người ta thường thu hái loại cây khi chưa ra hoa, thông thường vào tháng 4-5 tùy vào từng nơi. Khi thu hoạch sẽ bó thành từng bó nhỏ, phơi khô trong điều kiện mát mẻ. Trong nhiều sách ghi chép, hy thiêm phải nấu và phơi 9 lần mới tốt, dùng cây tươi có thể gây tình trạng nôn mửa.
2.2. Khoai tây
Là loại lương thực phổ biến hàng ngày nhưng khoai tây cũng nằm trong danh sách các loại cây chữa bệnh xương khớp hiệu quả. Để chế biến thành thuốc sẽ sử dụng chất có trong mầm khoai tây. Đây là chất độc, nếu ăn phải khoai tây đã bị mọc mầm có thể dẫn tới tình trạng đau bụng đi ngoài, nôn, ngộ độc, đái ra m.áu, suy giảm hệ hô hấp và thần kinh,…
Tuy nhiên, thành phần Solanin có trong những cây thuốc nam chữa bệnh xương khớp này khi được chế biến thành thuốc lại có tác dụng giảm đau, có thể dùng để giảm đau bụng, vùng gan, đau nhức xương khớp. Bác sĩ thường sử dụng 0,05g tới 0,20g trong một ngày dưới hình thức dạng thuốc viên, thuốc gói hay tiêm.
2.3. Thổ phục linh
Các loại cây thuốc nam chữa bệnh xương khớp chắc chắn phải kể tới thổ phục linh hay còn có tên gọi là củ củ kim cang, khúc khắc. Tên khoa học là Smilax glabra Roxb. Đây là cây thuốc trị đau nhức xương khớp được dùng trong cả đông y và tây y. Theo tài liệu ghi chép xưa, thổ phục linh có tính bình, vị ngọt, nhạt, vào 2 kinh can và vị. Thổ phục linh thường được sử dụng nhằm mục đích khử phong thấp, lợi gân cốt, chữa đau nhức xương khớp,…
Thổ phục linh có vị ngọt, tính bình (Nguồn: Internet)
Giống như hy thiêm, thổ phục linh cũng mọc hoang ở khắp nơi trên đất nước Việt Nam. Cây có thể thu hoạch quanh năm nhưng nhưng vào mùa vụ là mùa thu đông. Người ta đào lấy thân rễ, loại bỏ những rễ nhỏ rồi đem rửa sạch. Khi rễ đang còn ướt thì thái mỏng rồi phơi khô. Có nơi người ta để nguyên cả củ để phơi.
2.4. Lá lốt
Cũng thuộc các loại cây trị viêm khớp bằng thuốc nam, lá lốt không những là loại gia vị quen thuộc mà còn được sử dụng để làm thuốc sắc. Theo nghiên cứu của khoa học, trong lá lốt có nhiều tinh dầu kết hợp cùng các hoạt chất chống oxy hóa như flavonoid, alcaloid. Hai chất này tác động trực tiếp vào cơ chế gây đau nhức xương khớp, từ đó giúp giảm đau, sưng và viêm tấy.
Lá cây có thể thu hoạch quanh năm, nhưng nếu sử dụng phần rễ thì thường được hái vào tháng 8-9. Cây có thể dùng tươi hoặc hái về phơi khô dùng dần.
2.5. Độc hoạt
Độc hoạt là tên gọi để chỉ thân và rễ của nhiều loại cây khác nhau. Trong đó một số vị chính là: Hương độc hoạt (Radix Angelicae pubescentis), Xuyên độc hoạt (Radix Angelicae tuhuo), Cửu nhãn độc hoạt (Rhizoma Araliae cordatae), Ngưu vĩ độc hoạt (Radix Heraclei hemsleyani).
Độc hoạt có vị cay, tính ôn, vào hai kinh can thận có tác dụng đuổi phong hàn, khử thấp, hết đau nhức, chữa đau đầu, đau răng. Cây thuốc trị xương khớp này hiện chưa thấy mọc phổ biến ở Việt Nam nhưng có nơi đã dùng rễ cây T.iền hồ với tên Độc hoạt. Vào các tháng 4 – 10, người ta sẽ đào lấy rễ, cắt bỏ phần thân, rửa sạch đất cát. Sau đó phơi hay sấy khô đem làm thuốc chữa.
Độc hoạt có tác dụng tốt (Nguồn: Internet)
2.6. Cẩu tích
Cẩu tích hay còn có nhiều tên gọi khác như cây lông khỉ, rễ lông cu ly, cẩu tồn mao… Đây là vị thuốc Đông y trị đau nhức xương khớp với phần lá dài tới 2m với phần thân rễ cây có lông tơ vàng bao phủ, trông tựa hình dáng của con cu ly. Cây này có thể tìm thấy dễ dàng ở nhiều nước như Campuchia, Quảng Đông, Việt Nam, Phúc Kiến… Theo nhiều tài liệu ghi chép thì cây có vị đắng, tính ôn nên thường được sử dụng trong các bài thuốc chữa bệnh xương khớp, phong hàn, đau lưng, mỏi xương khớp…
Cẩu tích có thể thu hoạch quanh năm nhưng thời gian lý tưởng nhất là cuối thu sang đông. Khi thu hoạch về cây sẽ được cắt bỏ rễ con, lông vàng, cuống lá sau đó thái mỏng và mang đi phơi khô. Bên cạnh đó, cây có thể đem đi hấp nhiều lần rồi mới mang đi phơi.
Các loại cây chữa bệnh xương khớp trong bài chỉ mang tính chất tham khảo, bạn không nên tự mua hoặc hái về sử dụng. Đặc biệt với những vị thuốc có tính độc dược cao. Tuy biết đúng cây thuốc nhưng để dùng hiệu quả, đảm bảo được đúng tác dụng của cây thuốc, dùng đúng bộ phận, đúng mùa, chế biến đúng cách.
Ngay cả việc dùng thuốc khô hay thuốc tươi nhiều khi cũng mang lại kết quả khác nhau do trong quá trình phơi sấy, một số chất có thể bị phá hủy. Vậy nên, công tác bào chế và sử dụng thuốc từ các loại cây là việc hết sức quan trọng cần phải được bác sĩ chỉ định rõ ràng.
Cây dây gắm chữa bệnh xương khớp
Nhóm nghiên cứu Viện Công nghiệp Thực phẩm, Bộ Công Thương đã nghiên cứu, chiết xuất thành công hoạt chất trong cây dây gắm chữa các bệnh xương khớp.
Tận dụng hoạt chất của đông dược
Nhóm nghiên cứu gồm Nguyễn Thị Hồng Lĩnh, Nguyễn Mạnh Đạt, Đỗ Thị Thủy Lê, Đỗ Thanh Huyền, Bùi Thị Hồng Phương, Nguyễn Thị Thu, Viện Công nghiệp Thực phẩm, Bộ Công Thương.
Các tác giả đã ứng dụng enzyme nhằm hỗ trợ quá trình trích ly thu hồi chế phẩm giàu resveratrol từ cây dây gắm – một loại cây dây leo thân gỗ, thường mọc hoang hóa ở rừng nhưng lại có tác dụng điều trị bệnh gout, giảm axit uric trong m.áu rất hiệu quả.
Cây dây gắm hay còn gọi là dây sót, dây mấu, dây gắm lót hay là cây vương tôn, người Tày gọi là khau mác muối (tên khoa học là Gnetum montanum Mgf) thuộc họ dây gắm Gnetaceae.
Dây gắm là loài thực vật thân leo, mọc hoang ở các vùng núi cao tại miền Bắc nước ta.
Đây là dược liệu có vị đắng, tính bình. Trong dân gian, từ lâu dây gắm đã được người dân sử dụng để chữa rắn cắn, đau nhức xương khớp do phong thấp hoặc thống phong (bệnh gout). Trong dây gắm có chứa thành phần stilbenoids gồm resveratrol, gnetin C, gnetin L, gnemonoside A, gnemonoside C và gnemonoside D.
Tác giả Nguyễn Thị Hồng Lĩnh cho biết, mặc dù dây gắm là dược liệu quý, nhưng nếu chỉ dùng đơn độc thì hiệu quả điều trị bệnh sẽ bị hạn chế, vì vậy cần kết hợp dây gắm với các loại dược liệu khác để nâng cao hiệu quả điều trị.
Đồng thời, việc bào chế dây gắm theo phương pháp cô nấu thô sơ mà người dân hay dùng không những làm cho lượng hoạt chất có lợi giảm đi đáng kể do thời gian ninh nấu kéo dài mà còn làm tăng cao nguy cơ gặp những tác dụng phụ cho người sử dụng do những tàn dư tạp chất chưa được loại bỏ hết.
Việc ứng dụng công nghệ hiện đại trong quá trình sản xuất nhằm nâng cao hiệu suất thu hồi các chất có hoạt tính sinh học tốt cho sức khỏe cũng như tăng khả năng bảo quản sản phẩm là rất cần thiết.
Các hợp chất có hoạt tính sinh học trong thực vật thường có nồng độ rất nhỏ, vì vậy muốn thu hồi các hợp chất này đôi khi chúng ta phải sử dụng một lượng lớn các dung môi hữu cơ để tách chiết, dẫn đến làm giảm chất lượng sản phẩm và ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng.
Việc tìm kiếm một phương pháp trích ly hiệu quả và an toàn để khai thác các hợp chất sinh học là rất quan trọng.
Trích ly enzyme – hóa học xanh
Theo ThS Đỗ Thanh Huyền, trích ly các hợp chất có hoạt tính sinh học từ thực vật bằng phương pháp có enzyme hỗ trợ là một phương pháp hữu hiệu so với các phương pháp trích ly bằng vật lý hay hóa học.
Trong phương pháp này, một số loại enzyme có khả năng chia cắt đặc hiệu các thành phần cấu trúc bao quanh tế bào thực vật, làm cho quá trình tiếp xúc giữa dung môi và chất cần trích ly trở nên dễ dàng hơn.
Kỹ thuật trích ly có enzyme hỗ trợ trở thành một trong những công cụ quan trọng của hóa học xanh, cho phép tạo ra các công nghệ mới thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng và chi phí trong quá trình sản xuất.
Nhận thấy hiệu quả của hoạt chất resveratrol có trong cây dây gắm trong việc điều trị các bệnh về xương khớp, Viện Công nghiệp Thực phẩm đã đề xuất và được Bộ Công Thương giao thực hiện đề tài “Nghiên cứu ứng dụng enzyme trong trích ly thu hồi chế phẩm giàu resveratrol từ dây gắm (Gnetum sp) làm nguyên liệu nâng cao hiệu quả bài thuốc gia truyền Khương Viên” nhằm mục đích phát triển ngành trồng cây dược liệu và đưa ra những sản phẩm có khả năng điều trị bệnh được tốt hơn đến tay người dùng.
Sau khi khảo sát, lấy mẫu nguồn nguyên liệu dây gắm ở một số tỉnh/thành phố phía Bắc (Yên Bái, Hà Nội, Hà Giang, Hòa Bình), nhóm nghiên cứu đã lựa chọn những dây gắm được trồng tại Yên Bái có t.uổi đời từ 4 năm trở lên để thu hái (vào mùa thu và mùa đông) làm nguyên liệu sản xuất chế phẩm resveratrol.
Trên cơ sở nguồn nguyên liệu đã thu thập sau quá trình khảo sát, nhóm nghiên cứu đã nâng cao được hiệu suất trích ly thu chế phẩm giàu resveratrol từ dây gắm nhờ hỗ trợ của enzyme trước khi tiến hành nghiên cứu công nghệ thu hồi chế phẩm dạng bột (sản phẩm có hàm lượng hoạt chất resveratrol cao).
Việc sử dụng phương pháp hóa – lý để trích ly hoạt chất resveratrol từ nguyên liệu dây gắm sau quá trình t.iền xử lý bằng enzyme đã nâng cao được hiệu suất trích ly hoạt chất resveratrol so với các phương pháp trích ly thông thường vẫn dùng, chế phẩm thu được bảo đảm các chỉ tiêu hóa – lý, chỉ tiêu vi sinh vật vẫn đáp ứng được tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm theo yêu về thực phẩm và dược phẩm của Bộ Y tế.
Nhóm nghiên cứu đã xây dựng được quy trình kết hợp việc sử dụng chế phẩm enzyme Celluclast để xử lý nguyên liệu dây gắm (nồng độ chế phẩm enzyme: 0,2% nguyên liệu khô, tỷ lệ nguyên liệu/nước: 1/5, nhiệt độ xử lý enzyme 50 độ C, trong thời gian 60 phút) với dung môi ethanol nhằm nâng cao hiệu suất trích ly thu hồi resveratrol với đầy đủ thông số kỹ thuật.
Theo đó, ethanonl được dùng để trích ly có nồng độ 80%, tỷ lệ nguyên liệu/ethanol là 1/12, nhiệt độ xử lý 60 độ C, thời gian trích ly 120 phút đã giúp nâng cao hiệu suất trích ly resveratrol trong dây gắm từ 56,43 lên 89,33%.
Kết quả phân tích, đ.ánh giá bột chế phẩm resveratrol thu hồi được cho thấy, sản phẩm có khả năng chống lại các gốc tự do, tăng cường kháng viêm, tốt cho hệ miễn dịch. Ngoài ra, chế phẩm còn có lợi cho hệ tim mạch và cải thiện làn da tương đối tốt.
Đặc biệt, nhóm nghiên cứu đã phối hợp với Nhà thuốc đông y gia truyền Khương Viên hoàn thiện quy trình sản xuất sản phẩm viên nang bảo vệ khớp có chứa chế phẩm resveratrol dành cho người bị đau nhức xương khớp, viêm xương, thấp khớp. Thời gian tới, nhóm tiếp tục nghiên cứu để chiết xuất nhiều loại đông dược khác phục vụ hỗ trợ điều trị cho người bệnh.