Thú cưng được xem như một thành viên nhỏ trong gia đình, được yêu thương, chiều chuộng và bảo bọc y như một đ.ứa t.rẻ.
Nhưng bạn có bao giờ tìm hiểu về những mối nguy hiểm gây ra bởi chúng – đặc biệt là những gia đình có trẻ nhỏ chưa?
Bài Viết Liên Quan
- Mách bạn cách ăn tối chuẩn để có vòng eo ‘con kiến’, giảm 0,5kg/ngày
- Cần làm gì khi huyết áp tăng cao đột ngột?
- Trời lạnh rồi, mỗi nhà nên có sẵn một lọ chanh đào, từ giờ đến cuối năm sợ gì ho, viêm họng làm phiền!
Ảnh: Sỹ Công
Nhiều người coi thú cưng như 1 người bạn, thế nhưng, thói quen bồng bế, ôm ấp, hôn hít vật nuôi có thể khiến con người mắc nhiều bệnh nguy hiểm.
Theo các chuyên gia dịch tễ, nếu con người không cẩn trọng hơn với thú cưng của mình thì rất dễ bị nhiễm bệnh nặng vì chúng.
Gần đây, chó cảnh được cảnh báo là nguồn gây bệnh dại cao thứ hai, chỉ sau mèo. Trong bối cảnh “chó cảnh chạy lon ton khắp nơi” như hiện nay, nguy cơ này càng báo động. Đã có nhiều trường hợp t.ử v.ong bởi phát bệnh dại do chó, mèo cắn, đặc biệt là nguy cơ lây nhiễm giun sán từ loại vật nuôi này luôn rất cao.
Nguy cơ nhiễm sán chó, mèo…
Vật nuôi như chó, mèo, chim, chuột cảnh,… đều tiềm ẩn những nguy cơ có ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Thường gặp nhất là bệnh sán dây chó, sán lá phổi, giun đũa… Người mắc sán chó thường đau bụng, tiêu chảy, sút cân và khi chúng xâm nhập lên não sẽ gây viêm não.
Ngoài ra, con người cũng rất dễ nhiễm giun đũa chó, mèo, ký sinh trong ruột chó, mèo và trứng giun theo phân ra ngoài. Con người còn vô tình bị nhiễm trứng giun đũa chó qua thức ăn, nước uống hay tay bẩn khi chăm sóc chó.
Sau khi nuốt phải, trứng giun xuyên qua thành ruột vào m.áu thành ấu trùng, di chuyển đến các cơ quan nội tạng như gan, tim, phổi, não, mô cơ… Bệnh đặc biệt nguy hiểm khi ấu trùng ký sinh ở mắt, gan, tim, phổi.
Các chuyên gia y tế cảnh báo, khi cho các con thú cưng ngủ chung giường mà chúng bị nhiễm giun sán, trứng giun hoặc ấu trùng sán rơi ra giường sẽ lây sang người và gây bệnh. Còn khi âu yếm, hôn hít chúng, chính là ta đã tạo cơ hội lây bệnh cho mình.
Chó, mèo cần phải được tắm từ 1-2 lần/tuần bằng loại dầu tắm riêng để loại bỏ trứng giun bám vào lông; tiêm phòng đầy đủ các loại vaccine từ khi chúng được 2 tháng t.uổi, tẩy giun sán định kỳ 3-6 tháng/lần. Khi tiếp xúc với lông chó mèo cần rửa tay bằng xà phòng thật kỹ, hạn chế âu yếm, hôn hít chúng.
Cảnh báo t.rẻ e.m nhiễm giun từ chó mèo
Các bác sĩ khoa khám bệnh, Bệnh viện Nhi đồng TP Cần Thơ cho biết đã tiếp nhận nhiều trường hợp trẻ đến khám điều trị do nhiễm giun sán, trong đó có giun đũa từ chó mèo, phần lớn trường hợp không có triệu chứng nhận biết khiến gia đình lo lắng.
Bệnh nhi được siêu âm kiểm tra chẩn đoán bệnh – Ảnh: T.LŨY
Mới đây, một bệnh nhi mới 23 tháng t.uổi phải nhập viện cấp cứu tại khoa hồi sức tích cực – chống độc do bị suy hô hấp, tràn dịch màng phổi lượng nhiều, qua khai thác các bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân do giun đũa chó mèo di chuyển lên phổi.
Bệnh nhi là b.é t.rai T.G.H. (ở quận Ninh Kiều, Cần Thơ), trước đó gia đình thấy bé ho khan, ăn uống kém, ho ngày càng nhiều dẫn đến khó thở, mệt ngày càng tăng…
Sau 1 tuần điều trị ở bác sĩ tư không khỏi, gia đình không biết bé bị bệnh gì nên đưa đến bệnh viện cấp cứu. Lúc này, bác sĩ khám thấy tình trạng bé suy hô hấp, thở nhanh, rút lõm lồng ngực nên đưa vào điều trị tại khu vực hồi sức tích cực.
Hình ảnh X-quang, siêu âm và CT-scan ghi nhận bệnh nhi tràn dịch màng phổi phải lượng nhiều. Khai thác bệnh sử, các bác sĩ nghi ngờ bệnh nhi bị giun đũa chó mèo di chuyển lên phổi nên đã làm các phương pháp, hình ảnh cận lâm sàng, xét nghiệm tầm soát tìm nguyên nhân.
Kết quả công thức tế bào m.áu có bạch cầu tăng cao (trong đó tỉ lệ Eosinophil cao bất thường), đồng thời kết quả dương tính với huyết thanh chẩn đoán nhiễm giun đũa chó mèo.
Người nhà của bé cho biết từ khi sinh bé chưa từng được xổ giun, khu vực nhà ở có nuôi nhiều chó mèo, bé thường xuyên được cho tiếp xúc với chó mèo dưới nền gạch, sân nhà…
Bệnh nhi được chỉ định điều trị đặc hiệu bằng thuốc kháng ký sinh trùng, qua hơn 20 ngày tình trạng bé dần ổn định, ăn uống khá hơn, hết khó thở
BS Trương Cẩm Trinh – trưởng khoa khám 2, Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ – cho biết thông thường người nhiễm ấu trùng giun đũa chó, mèo hay giun sán nói chung không có triệu chứng lâm sàng đặc hiệu nên rất khó nhận biết, thường gặp nhiều hơn ở t.rẻ e.m.
Các trường hợp nặng gây biến chứng có hội chứng viêm phổi, đau bụng mãn tính, rối loạn thần kinh khu trú…
Cần lưu ý không nuôi chó mèo trong khu vực vui chơi của t.rẻ e.m, chú ý vệ sinh ăn uống, vệ sinh cá nhân, nhà cửa thường xuyên; tẩy giun đúng định kỳ.