Bệnh viện Đa Khoa Tâm Trí, TP Đà Nẵng vừa tiến hành phẫu thuật một trường hợp thủng tá tràng do tự uống thuốc không có đơn bác sĩ.
Theo đó, bệnh nhân L.T (SN 1979, trú TP) đến bệnh viện khám trong tình trạng đau bụng dữ dội, bụng gồng cứng. Ông T. cho biết, ông bị đau khớp, đã tự ý uống thuốc giảm đau trong 3 ngày.
Bác sĩ khám và kiểm tra, chẩn đoán, ông T. bị thủng tạng rỗng gây viêm phúc mạc toàn thể và chỉ định phẫu thuật nội soi. Sau khi nội soi ổ bụng, bác sĩ phát hiện một lỗ thủng ở hành tá tràng, kích thước khoảng 2cm.
Bác sĩ Nguyễn Thanh Tâm – Bệnh viện Đa Khoa Tâm Trí, TP Đà Nẵng cho biết, sau khi phẫu thuật, bệnh nhân đã đi lại bình thường và dự kiến xuất viện sau 7 ngày.
Bài Viết Liên Quan
- “Ô nhiễm không khí do đốt rơm, khói bụi là chưa chính xác”
- Biến thể Delta dễ lây nhiễm thế nào?
- Bằng chứng khoa học về tác dụng của nghệ thuật tắm rừng
Bệnh viện Đa Khoa Tâm Trí, TP Đà Nẵng vừa tiến hành phẫu thuật một trường hợp thủng tá tràng do tự uống thuốc không có đơn bác sĩ. (ảnh: BV cung cấp)
Theo vị bác sĩ này, các bệnh nhân là người có t.uổi, bị đau đầu, đau lưng, đau khớp thường tự ý dùng thuốc giảm đau trong thời gian dài. Các bệnh lý gây đau không được điều trị dứt điểm nên việc lạm dụng thuốc giảm đau gây tác dụng phụ đến đường tiêu hoá.
Các thuốc giảm đau, chống viêm thường dễ mua trên thị trường. Khi tự ý sử dụng, người bệnh không lường hết được hậu quả khôn lường do thuốc giảm đau gây ra. Bệnh nhân có thể bị xuất huyết tiêu hoá, thủng dạ dày, tá tràng, với các biểu hiện nôn ra m.áu, đại tiện ra m.áu, đại tiện phân đen…
Bác sĩ Tâm khuyến cáo, người dân không nên tuỳ tiện dùng thuốc giảm đau nếu không có chỉ định của bác sĩ. Khi có bệnh cần đến bệnh viện khám để bác sĩ có hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn.
Tại sao bạn thường cảm thấy đau chân vào mùa đông?
Có rất nhiều nguyên nhân khiến bạn bị đau chân vào mùa đông, trong đó bao gồm cả những bệnh nguy hiểm.
Viêm khớp: Thoái hoá khớp và các cơn đau khớp thường bùng phát vào mùa đông do áp suất không khi giảm đột ngột, nhiệt đột xung quanh thay đổi quá nhanh. Khi giảm áp suất không khí, các mô sẽ sưng, đây là nguyên nhân khiến bạn bi viêm/đau khớp chân nhiều.
Đau dây thần kinh toạ: Đau dây thần kinh toạ là nguyên nhân chính gây ra những lần đau chân vào mùa đông. Đây là dây thần kinh dài nhất trong cơ thể, nếu bị chèn ép sẽ gây ra những cơn đau dữ dội. Đặc biệt khi thời tiết lạnh, các khối cơ trong cơ thể sẽ căng cứng hơn, nên các dây thần kinh toạ dễ bị ảnh hưởng hơn.
Co thắt cơ: Mùa đông khiến cơ thể mất nhiệt, các cơ có xu hướng co lại gây ra những cơn đau nhức ở bắp, cơ và chân. Để giảm tình trạng này, bạn nên duy trì tập thể dục thường xuyên bằng những bài khởi động có kỹ thuật.
Đau cơ xơ hoá: Những cơn đau do cơ xơ hoá thường dễ xảy ra vào mùa đông, đặc biệt là người già, người có t.iền sử mắc bệnh về khớp. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, cơn đau sẽ lan sang các bộ phận khác của cơ thể, làm ảnh hưởng tới đời sống và công việc của người bệnh.
Hoạt động thể chất cường độ cao: Mùa đông, cơ thể sẽ chịu nhiều áp lực hơn bình thường. Do vậy, nếu bạn vừa hoạt động thể chất cường độ cao xong lại tiếp xúc ngay với nhiệt độ thấp sẽ khiến chân bạn bị đau.
Thiếu nước: Đa phần mọi người đều uống ít nước hơn trong mùa đông, đây chính là nguyên nhân cơ thể bị thiếu đi lượng chất lỏng cần thiết. Các cơ chịu ảnh hưởng bởi nhiệt độ lạnh vốn đã cứng, nay thiếu nước sẽ trở nên căng và đau hơn. Để hạn chế tình trạng này, bạn nên chú ý bổ sung nước đầy đủ mỗi ngày.