Để chuẩn bị tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi an toàn và hiệu quả, rất nhiều bậc cha mẹ quan tâm đến phản ứng khi tiêm vaccine cho trẻ và chế độ ăn uống thế nào là tốt nhất.
Trẻ bị nhiễm COVID-19 cũng có thể phát triển các biến chứng nghiêm trọng ở tim, phổi, thận, não, da, mắt hoặc các cơ quan tiêu hóa. Trẻ có các tình trạng bệnh lý tiềm ẩn có nhiều nguy cơ bị bệnh nặng do COVID-19 hơn so với trẻ em khỏe mạnh.
Ngoài ra, trẻ em trong độ tuổi đi học bị nhiễm bệnh có thể lây lan COVID-19 cho những người trong gia đình và trường học. Với nhiều trẻ em đã trở lại trường học và tham gia các hoạt động ngoại khóa, tiêm phòng COVID-19 là rất quan trọng để ngăn ngừa nhiễm trùng và bệnh tật nghiêm trọng, cũng như làm chậm sự lây lan của COVID-19.
Vaccine Pfizer COVID-19 cho trẻ em có hiệu quả hơn 90% trong việc ngăn ngừa COVID-19 ở trẻ em từ 5 – dưới 12 tuổi. Trước khi khuyến cáo tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ em, các nhà khoa học đã tiến hành thử nghiệm lâm sàng và Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) đã xác định các tiêu chuẩn an toàn và hiệu quả để cấp phép khẩn cấp ở trẻ em từ 5 – dưới 12 tuổi.
Các phản ứng sau khi tiêm vaccine phòng COVID-19 ở trẻ thường nhẹ.
Trong các thử nghiệm lâm sàng với trẻ em từ 5 – dưới 12 tuổi, không có mối lo ngại nghiêm trọng nào về an toàn được xác định. Các phản ứng phụ được báo cáo là nhẹ và tương tự như những phản ứng sau khi tiêm vaccine thông thường.
Các tác dụng phụ có thể xảy ra ở trẻ em sau khi tiêm chủng COVID-19 có thể bao gồm: Đau tại chỗ tiêm, nhức đầu, đau cơ, sốt nhẹ. Những tác dụng phụ này có thể ảnh hưởng đến khả năng hoạt động hàng ngày của trẻ nhưng chúng sẽ biến mất sau một vài ngày. Một số trẻ em không có tác dụng phụ.
Theo các chuyên gia y tế, người lớn cần hỗ trợ, chăm sóc trẻ sau khi tiêm vaccine 24h trong ngày. Không để trẻ vận động mạnh ít nhất trong ba ngày đầu sau tiêm. Theo dõi sát sức khỏe của trẻ để tránh nguy cơ xảy ra các phản ứng bất lợi.
Nếu trẻ có dấu hiệu bất thường như: sưng, đỏ, đau, nổi cục… tại chỗ tiêm; có cảm giác tê quanh môi hoặc lưỡi; ở da thấy phát ban, nổi mẩn đỏ, tím tái, đỏ da hoặc chảy máu, xuất huyết dưới da; có triệu chứng đau đầu kéo dài hoặc dữ dội; li bì, ngủ gà, lú lẫn, hôn mê, co giật; có dấu hiệu đau tức ngực, hồi hộp đánh trống ngực kéo dài, ngất; có dấu hiệu khó thở, thở rít, khò khè, tím tái… cần thông báo ngay cho y tế và đến cơ sở y tế khám ngay.
2. Cần lưu ý chăm sóc sức khỏe trẻ sau tiêm vaccine phòng COVID-19
Về chăm sóc dinh dưỡng, chế độ ăn uống hợp lý, khoa học trước và sau khi tiêm sẽ giúp phát huy tốt nhất tác dụng của vaccine. Cha mẹ cần lưu ý chăm sóc ăn uống cho trẻ tốt, tránh để trẻ uống các chất kích thích trước và sau khi tiêm, ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ và vitamin, uống đủ nước, nghỉ ngơi đầy đủ. Nên cho trẻ ăn nhẹ trước khi tiêm phòng.
ThS.BS Lê Trịnh Thủy Tiên – Thành viên Hội Dinh dưỡng lâm sàng TP. Hồ Chí MinhCần cho trẻ ăn đầy đủ, cân bằng 4 nhóm dưỡng chất chính (bao gồm chất đạm, chất béo, chất bột đường, vitamin và khoáng chất) và đa dạng các loại thực phẩm. Tùy vào tình trạng của trẻ sau tiêm cha mẹ nên cho trẻ ăn các loại thức ăn phù hợp như các loại thức ăn mềm, dễ tiêu hóa (súp, cháo, sữa…).https://suckhoedoisong.vn/dinh-duong-…
3. Nên cho trẻ ăn gì, uống gì khi tiêm vaccine phòng COVID-19?
2.1. Ăn đủ chất, hợp khẩu vị
Trước và sau khi tiêm vaccine COVID-19, bên cạnh việc đảm bảo sức khỏe cho trẻ, cha mẹ cần cho trẻ ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, cân bằng 4 nhóm thực phẩm, bao gồm:
- Nhóm tinh bột (chủ yếu từ các loại ngũ cốc);
- Nhóm chất đạm (thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu, đỗ…);
- Nhóm chất béo (mỡ động vật, dầu thực vật);
- Nhóm vitamin và khoáng chất (các loại rau, củ, quả tươi…).
Nên ưu tiên ăn các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như: cá, thịt, trứng, sữa, rau xanh và trái cây, các lợi khuẩn đường ruột như sữa chua.
Tùy vào tình trạng của trẻ sau tiêm cha mẹ nên cho trẻ ăn các loại thức ăn mềm, dễ tiêu như súp, cháo, sữa… Ưu tiên các món ăn hợp khẩu vị của trẻ.
Nếu trẻ cảm thấy khó chịu, nên chia nhỏ bữa ăn để trẻ dễ ăn và hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.
Nên cho trẻ ăn thức ăn mềm, dễ tiêu, hợp khẩu vị.
2.2. Uống nhiều nước
Sau khi tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ dưới 12 tuổi, trẻ có thể có các phản ứng mệt mỏi, đau chỗ tiêm, đặc biệt là sốt nên cần phải bổ sung nước đầy đủ. Uống đủ nước giúp máu lưu thông tốt hơn để cung cấp đủ ôxy cho các tế bào, từ đó tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Cung cấp đủ nước cũng giúp chống lại tác dụng phụ là mệt mỏi và đau nhức cơ bắp sau khi tiêm.
Nên cho trẻ uống nước lọc, nước canh, nước rau… Ngoài ra, các loại nước trái cây như: nước cam, nước chanh, nước bưởi… cũng rất tốt, vừa cung cấp nước vừa bổ sung vitamin, đặc biệt là vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng.
Sốt sau tiêm là phản ứng thường gặp của hệ miễn dịch sau khi tiêm vaccine. Khi trẻ sốt cần uống dung dịch oresol pha theo hướng dẫn để phòng ngừa mất nước.
Nước cam giàu vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng.
2.3. Lựa chọn và chế biến thực phẩm an toàn
Để đảm bảo sức khỏe cho trẻ khi tiêm vaccine COVID-19, cần đặc biệt chú ý đảm bảo vệ sinh an toàn khi chế biến thực phẩm. Lựa chọn thực phẩm tươi sống, có nguồn gốc, tiêu chuẩn sản xuất rõ ràng. Đảm bảo vệ sinh trong khi chế biến.
Thức ăn cần nấu chín kỹ, nấu xong ăn ngay, không cho trẻ ăn các món chưa chín kỹ hoặc tái sống, thức ăn để lâu ngày… dễ gây ngộ độc thực phẩm ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của trẻ.
4. Các thực phẩm cần tránh
– Trước và sau khi tiêm không nên cho trẻ ăn các loại thức ăn nhanh, thức ăn chiên, rán, nướng nhiều dầu mỡ như: Gà rán, xúc xích, lạp xưởng, khoai tây chiên, thịt nguội… Những loại thức ăn này chứa nhiều chất béo bão hòa làm gia tăng phản ứng viêm trong cơ thể.
– Không nên cho trẻ sử dụng đồ uống chứa chất kích thích caffein như: trà, cà phê, nước tăng lực… Vì caffein có thể gây cảm giác hồi hộp, tim đập nhanh, lo lắng, bồn chồn, khó ngủ, mất ngủ… ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.