Dù có một số lợi ích với sức khỏe nhưng không phải ai cũng uống được rượu vang.
Dưới đây là những người và những thời điểm không nên uống rượu vang vì có nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe.
1. Người bệnh đái tháo đường
Nếu bị đái tháo đường, bạn nên cẩn thận về lượng rượu mình tiêu thụ. Rượu vang có thể ảnh hưởng rõ rệt đến lượng đường trong máu, đặc biệt nếu uống lúc đói.
Những người mắc bệnh đái tháo đường nên hết sức cẩn thận khi uống rượu vang. Uống rượu trong tình trạng đói có thể làm giảm đáng kể lượng đường trong máu và dẫn đến hạ đường huyết nghiêm trọng, thậm chí dẫn đến hôn mê tiểu đường.
2. Uống rượu vang dễ gây khởi phát cơn hen
Không phải tất cả những người bị hen phế quản đều bị lên cơn hen hay xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng hơn khi uống rượu. Theo một nghiên cứu, khoảng 33% những người tham gia nghiên cứu đều cho rằng tiêu thụ rượu có liên quan đến bệnh hen phế quản ít nhất 2 lần.
Rượu vang, có chứa cả sulfite và histamine, là nguyên nhân hàng đầu gây khởi phát các triệu chứng hen. Rượu vang trắng thường chứa ít histamine hơn là rượu vang đỏ và vang nổ. Rượu vang 100% hữu cơ không có chứa thành phần sulfate.
Nghiên cứu tương tự cũng chỉ ra rằng trong số những người xuất hiện triệu chứng hen, khoảng 40% là do rượu vang.
Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng rượu vang đỏ là nguyên nhân gây khởi phát nhanh các biến chứng của hen phế quản, thường trong vòng 1 tiếng.
Rượu vang có thể gây khởi phát cơ hen ở người bệnh hen phế quản.
3. Đang dùng thuốc an thần hoặc thuốc giảm đau
Nếu đang dùng bất kỳ loại thuốc an thần hoặc thuốc giảm đau nào, uống rượu vang có thể là một đề xuất rủi ro.
Thuốc an thần và thuốc giảm đau là những chất gây trầm cảm, có nghĩa là chúng làm chậm hoạt động của não và rượu cũng làm như vậy. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), rượu góp phần dẫn tới 18% số ca cấp cứu liên quan đến thuốc giảm đau nhóm opioid và 22% ca tử vong liên quan đến loại thuốc này.
Uống rượu trước hoặc sau khi uống các loại thuốc giảm đau thông thường như ibuprofen hoặc acetaminophen cũng có thể nguy hiểm. Rượu có thể tương tác với ibuprofen và các NSAID khác để gây chảy máu dạ dày và uống trong khi dùng acetaminophen có thể gây tổn thương gan khi phải uống thuốc trong một thời gian dài.
4. Những người dùng disulfiram
Disulfiram, một loại thuốc dùng để điều trị chứng nghiện rượu mạn tính, có thể có tác dụng phụ nghiêm trọng nếu kết hợp với rượu vang. Nếu uống rượu trong khi dùng thuốc này, có thể gặp các cơn đau đầu, nôn mửa, buồn nôn, suy nhược, thay đổi nhịp thở và nhịp tim.
5. Những người đang có kế hoạch mang thai
Không uống rượu vang nếu đang có kế hoạch mang thai.
Nếu đang trong thời điểm có kế hoạch mang thai, rượu có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Rượu có thể có tác động tiêu cực đến khả năng sinh sản ngay cả khi bạn không phải là người nghiện rượu nặng. Trên thực tế, khả năng sinh sản của cả nam và nữ đều có thể bị ảnh hưởng bởi rượu.
Theo Mayo Clinic, những người muốn có thai nên tránh uống rượu ngay cả trước khi họ thụ thai. Điều này một phần là do mức độ phơi nhiễm rượu an toàn của thai nhi vẫn chưa được tìm thấy. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những phụ nữ uống ít nhất hai ly mỗi ngày có nguy cơ vô sinh cao hơn.
Ở nam giới, uống rượu có liên quan đến việc giảm chất lượng tinh dịch và khả năng di chuyển của tinh trùng kém, tức là tinh trùng cũng không bơi.
6. Tránh uống rượu khi đang trên máy bay
Bạn có thể dễ dàng thưởng thức đồ uống miễn phí trên một chuyến bay dài, nhưng tiêu thụ rượu trong không khí thậm chí có thể khiến bạn mất nước hơn là uống trên mặt đất.
Theo Cleveland Clinic, độ ẩm thấp và không khí lưu thông trong cabin máy bay có thể dẫn đến tình trạng mất nước nhanh hơn có thể gặp phải trong khoảng thời gian tương tự trên đất liền. Rượu là một chất lợi tiểu, có nghĩa là nó làm tăng lượng chất lỏng mà cơ thể thải ra ngoài.
7. Không uống trước khi ngủ
Uống rượu trước khi đi ngủ gây mệt mỏi khi tỉnh dậy.
Theo nhiều nghiên cứu, rượu ngăn chặn giấc ngủ REM phục hồi và có thể làm gián đoạn nhịp sinh học của cơ thể, khiến bạn thức dậy trước khi thực sự nghỉ ngơi đầy đủ. Và vì rượu là một chất lợi tiểu, nên một ly đồ uống trước khi ngủ có thể khiến bạn thức dậy đi vệ sinh vào nửa đêm.
Ngoài ra, nghiên cứu đã chỉ ra rằng cơ thể phụ nữ dễ bị gián đoạn giấc ngủ do rượu hơn cơ thể nam giới. Một nghiên cứu cho thấy rằng khi cả nam giới và phụ nữ ngủ sau khi uống cùng một lượng rượu, những người tham gia nghiên cứu nữ cảm thấy bồn chồn hơn, có giấc ngủ REM chất lượng thấp hơn và cảm thấy mệt mỏi hơn vào buổi sáng.
8. Không nên lái xe sau khi uống rượu, ngay cả khi không cảm thấy say
Rượu ảnh hưởng đến khả năng lái xe an toàn bằng cách làm chậm thời gian phản ứng, giảm kỹ năng phối hợp và sự tập trung, giảm thị lực và suy giảm khả năng phán đoán. Vì vậy không nên lái xe khi đã uống rượu.
9. Một số loại thuốc kháng sinh không kết hợp với rượu
Uống rượu trong khi dùng thuốc kháng sinh sẽ dẫn đến các vấn đề sức khỏe hoặc thậm chí sẽ khiến thuốc không còn tác dụng. Mặc dù đây không phải là toàn bộ sự thật, nhưng có một số lý do chính đáng để bạn không uống rượu khi dùng kháng sinh.
Xem thêm video đang được quan tâm:
Món ăn bổ dưỡng từ thịt gà