Hệ tiêu hóa khỏe mạnh sẽ thực hiện tốt chức năng tiêu hóa, hấp thu, không có hoặc ít mắc các bệnh đường tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy, đau bụng… Đồng thời hệ vi sinh đường ruột được cân bằng và nâng cao vai trò của vi khuẩn có lợi đối với cơ thể.
1. Tầm quan trọng của hệ tiêu hóa
Hệ thống tiêu hóa được tạo thành từ đường tiêu hóa, gan, tuyến tụy và túi mật. Đường tiêu hóa là một loạt các cơ quan rỗng được kết nối với nhau từ miệng đến hậu môn. Các cơ quan tạo nên đường tiêu hóa, theo thứ tự chúng được kết nối, bao gồm miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già và hậu môn.
Hệ tiêu hóa được cấu tạo độc đáo để thực hiện công việc biến thức ăn thành các chất dinh dưỡng và năng lượng cần thiết để tồn tại và phát triển. Và khi hoàn thành việc đó, phần chất thải sẽ được thải ra khi đi tiêu.
Hệ tiêu hóa rất quan trọng vì cơ thể cần các chất dinh dưỡng từ thực phẩm và đồ uống được cung cấp hàng ngày để duy trì sức khỏe và hoạt động bình thường. Chất dinh dưỡng bao gồm carbohydrate, protein, chất béo, vitamin, khoáng chất và nước. Hệ thống tiêu hóa phá vỡ và hấp thụ các chất dinh dưỡng từ thức ăn và chất lỏng để sử dụng cho những việc quan trọng như năng lượng, tăng trưởng và sửa chữa các tế bào.
PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia Hệ tiêu hóa ảnh hưởng đến toàn bộ sức khỏe thể chất và sức khỏe tâm thần và tinh thần, đồng thời có khả năng phòng ngừa bệnh tật cho nhiều hệ cơ quan. Hệ tiêu hóa tốt là chìa khóa cho sức khỏe toàn thân. Khi một bộ phận nào đó của hệ tiêu hóa bị trục trặc, những phần khác của ống tiêu hóa và toàn cơ thể sẽ ảnh hưởng xấu theo.
2. Hệ tiêu hóa khỏe mạnh giúp gia tăng sức đề kháng cho cơ thể
2.1 Hệ tiêu hóa cung cấp dinh dưỡng nuôi cơ thể
Dinh dưỡng vốn là nhu cầu thiết yếu của con người, đảm bảo cho các hoạt động sống. Ăn uống là cách tự nhiên và hiệu quả để cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể. Khi thiếu dinh dưỡng, chúng ta có thể gặp một số căn bệnh, suy giảm hệ miễn dịch, tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Riêng với trẻ nhỏ, thiếu hụt dinh dưỡng còn có thể khiến bé chậm phát triển. Với các bệnh nhân sau điều trị hay đang trong thời gian nằm viện phục hồi, tình trạng thiếu dinh dưỡng có thể ảnh hưởng đến tiến độ lành bệnh cũng như khả năng phục hồi.
Để chuyển hóa dinh dưỡng mỗi cơ quan trong hệ tiêu hóa đều giữ vai trò chuyên biệt trong quá trình vận chuyển, tiêu hóa, hấp thu chất dinh dưỡng và thải trừ. Hệ tiêu hóa bao gồm khoang miệng đến thực quản, dạ dày, ruột non, đại tràng…
Khoang miệng nghiền nhỏ thức ăn và tiêu hóa một phần tinh bột. Dạ dày co bóp giúp trộn thức ăn với các men tiêu hóa do dạ dày tiết ra để tiêu hóa một phần tinh bột, protein.
Ruột non với sự hỗ trợ của dịch tụy, dịch ruột, muối mật giúp tiêu hóa chất béo, đạm, tinh bột một cách triệt để, đồng thời hòa tan vitamin và khoáng chất. Tất cả các dinh dưỡng được hấp thụ qua ruột non vào máu để đi nuôi cơ thể.
2.2 Hệ tiêu hóa giúp tăng cường miễn dịch để phòng bệnh từ xa
Rất nhiều vi khuẩn, virus và các tác nhân gây bệnh xâm nhập qua đường tiêu hóa. Đường ruột của con người được cấu tạo đặc biệt để đáp ứng đồng thời chức năng hấp thụ chất dinh dưỡng và tạo ra miễn dịch tự nhiên.
Hệ tiêu hóa cũng là nơi sản xuất các yếu tố miễn dịch cho cơ thể. Hệ tiêu hóa có rất nhiều các tế bào miễn dịch như các đại thực bào và các kháng thể IgA… giúp nâng cao đề kháng cho cơ thể, phòng ngừa bệnh tật.
3. Giải pháp giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh
Hệ tiêu hóa khỏe mạnh sẽ phòng tránh được các bệnh đường tiêu hóa như tiêu chảy, viêm đại tràng, viêm tụy, đau dạ dày… Dưới đây là những biện pháp giúp cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn.
3.1 Chia nhỏ bữa ăn tốt cho hệ tiêu hóa
Khi bạn ăn một bữa lớn, hệ tiêu hóa bị quá tải và nó có thể không thể xử lý thức ăn tốt như bình thường. Điều này có thể gây ra chứng ợ chua do axit đi ngược từ dạ dày vào thực quản. Tình trạng quá tải của dạ dày như vậy thậm chí có thể gây ra đầy hơi, buồn nôn hoặc nôn.
Chia nhỏ bữa ăn giúp giảm sức nặng lên đường tiêu hóa.
Đặt mục tiêu tiêu thụ 5-6 bữa ăn nhỏ mỗi ngày có thể giúp tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa tốt tổng thể. Đảm bảo cung cấp đủ hỗn hợp carbs, protein và chất béo có lợi cho tim trong mỗi bữa ăn. Ví dụ như bơ đậu phộng trên bánh quy làm từ lúa mì nguyên cám, bánh sandwich cá ngừ hoặc sữa chua với trái cây.
Không đi nằm ngay sau khi ăn vì như vậy sẽ làm tăng nguy cơ ợ chua và buồn nôn.
3.2 Ăn nhiều chất xơ
Chất xơ là phần lớn trong thức ăn thực vật không thể tiêu hóa được. Chất xơ hòa tan tạo ra một chất gel trong đường tiêu hóa đểtạo cảm giác no, trong khi chất xơ không hòa tan làm tăng khối lượng trong phân.
Tổng lượng chất xơ cần cung cấp cho cơ thể hàng ngày là 38g đối với nam giới dưới 50 tuổi và 25g đối với phụ nữ trong cùng độ tuổi. Người lớn trên 50 tuổi cần ít chất xơ hơn một chút, với 30g mỗi ngày cho nam giới và 21g cho phụ nữ.
Nhận đủ chất xơ giúp ngăn ngừa các vấn đề tiêu hóa bằng cách điều chỉnh hệ thống. Chất xơ có sẵn tự nhiên trong trái cây, rau xanh, các loại đậu, các loại ngũ cốc…
BS. Cẩm TúCần nhận đủ lượng chất xơ trong chế độ ăn, đặc biệt là chất xơ hòa tan để giảm táo bón và các vấn đề dạ dày khác. Chất xơ giúp phân dễ tiêu hóa hơn, dự phòng táo bón, trĩ và viêm túi thừa (viêm ruột), cũng như giảm một số triệu chứng của hội chứng ruột kích thích như tiêu chảy, đau bụng và đầy hơi.https://suckhoedoisong.vn/ly-do-nen-a…
3.3 Uống nhiều nước
Nước hỗ trợ sức khỏe tiêu hóa bằng cách giúp làm sạch toàn bộ hệ thống. Nó đặc biệt hữu ích trong việc ngăn ngừa táo bón vì nước giúp làm mềm phân. Hơn nữa, nước có thể giúp hệ tiêu hóa của bạn hấp thụ chất dinh dưỡng hiệu quả hơn bằng cách hỗ trợ cơ thể phân hủy thức ăn.
3.4 Ăn một chế độ ăn uống cân bằng
Bảo đảm ăn nhiều phần trái cây và rau quả mỗi ngày. Nên chọn ngũ cốc nguyên hạt thay vì ngũ cốc đã qua chế độ biến và cố gắng thực hiện chế độ nói chung. Chọn thịt gia cầm và cá thường xuyên hơn thịt đỏ và hạn chế tất cả các loại thịt nguội (đã qua chế biến). Giới hạn lượng đường tiêu thụ mỗi ngày.
3.5 Ăn chậm và nhai kỹ thức ăn
Ăn chậm giúp cơ thể có thời gian để tiêu hóa thức ăn đúng cách. Nó cũng cho phép dạ dày báo hiệu rằng nó đã đầy, không cần cung cấp thêm nữa. Điều quan trọng là phải nhai kỹ thức ăn vì điều này giúp bảo đảm có đủ nước bọt để tiêu hóa. Nhai kỹ thức ăn cũng giúp hệ thống tiêu hóa hấp thụ chất dinh dưỡng trong thức ăn dễ dàng hơn.
Uống nhiều nước giúp cải thiện đường tiêu hóa.
3.6 Ăn thực phẩm có men vi sinh hoặc bổ sung men vi sinh
Sự cân bằng của hệ vi sinh vật đường ruột thường xuyên bị “đe dọa” do môi trường sống, chế độ ăn uống, hay điều trị một căn bệnh nào đó phải uống kháng sinh… Để lợi khuẩn phát triển tốt trong đường ruột, ngoài bổ sung chất xơ – được coi là nguồn thức ăn của lợi khuẩn, có thể sử dụng những sản phẩm có chứa men tiêu hóa.
Khi bổ sung men tiêu hóa hỗ trợ cho lợi khuẩn phát triển, nên chọn những sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên, được nghiên cứu tốt cho tiêu hóa, vào đường ruột không bị dịch mật, môi trường dạ dày phân hủy. Sữa chua là một lựa chọn hoàn hảo, là nguồn cung cấp dinh dưỡng (đạm, canxi, vitamin…) được lên men nên cơ thể rất dễ hấp thu, khiến hệ tiêu hóa không phải làm việc quá vất vả. Những người không hoặc kém dung nạp lactose trong sữa tươi, khi uống sữa tươi có thể bị đau bụng, vẫn có thể hấp thu hiệu quả các dinh dưỡng trong sữa chua nhờ đường lactose đã được lên men và chuyển hóa.
BS. Ngô Mỹ HàSữa chua cung cấp cho cơ thể lượng lớn các vi khuẩn có lợi (Lactobacillus Acidophilus và Bifido Bacterium), bảo vệ hệ tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng. Có một số vi khuẩn trong sữa chua tạo ra kháng sinh có khả năng diệt các vi khuẩn có hại trong ruột. Sữa chua rất thích hợp với người già, trẻ em, người mới ốm dậy, người mắc bệnh đường tiêu hoá.https://suckhoedoisong.vn/an-sua-chua…
Xem thêm video đang được quan tâm:
Bệnh viêm gan bí ẩn ở trẻ- Biểu hiện lâm sàng và triệu chứng ở giai đoạn khởi phát