Hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch có mối quan hệ mật thiết, đóng vai trò quan trọng với sức khỏe con người. Trong đó, khoảng 70% hệ miễn dịch biểu mô nằm ở đường ruột. Theo các chuyên gia, bổ sung sữa chua mỗi ngày là cách đơn giản, tốt cho hệ tiêu hóa và giúp phòng tránh bệnh.
Tầm quan trọng của hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch
Tiêu hóa khỏe là “tiền đề” để tăng sức đề kháng, nâng cao sức khỏe.
Chia sẻ tại buổi truyền hình trực tuyến với chủ đề Tiêu hóa khỏe – “Chìa khóa” giúp phòng bệnh từ xa do Báo Sức khỏe và Đời sống phối hợp cùng Sữa chua Vinamik tổ chức, PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho hay, hệ tiêu hóa có vai trò quan trọng với sức khỏe, là nơi tiếp nhận thực phẩm và chuyển hóa thành các dưỡng chất thiết yếu nuôi cơ thể.
Đặc biệt, hệ tiêu hóa còn đóng góp vào quá trình xây dựng và sản xuất các yếu tố miễn dịch như IgA, IgG,… góp phần quan trọng vào việc bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật.
Vì thế, theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, hệ tiêu hóa khỏe là một trong những tiền đề giúp cơ thể khỏe mạnh, bởi sức khỏe hệ tiêu hóa có tác động trực tiếp đến hệ miễn dịch nói riêng và sức khỏe toàn diện của cơ thể nói chung. Chăm sóc sức khỏe cho hệ tiêu hóa cũng chính là chăm sóc sức khỏe cho cơ thể, giúp bảo vệ và phòng bệnh từ xa.
Chuyên gia cũng nhấn mạnh, trong giai đoạn dịch bệnh như hiện nay, hệ tiêu hóa khỏe – hệ miễn dịch vững vàng là yếu tố quan trọng của mỗi người, mỗi gia đình để phòng tránh nguy cơ nhiễm bệnh hoặc chuyển nặng. Bởi hệ miễn dịch chính là rào chắn, giúp cơ thể tránh bị virus, vi khuẩn có hại xâm nhập.
“Khi chúng ta ăn uống đầy đủ, hệ tiêu hóa sẽ tiết đầy đủ các enzym giúp tiêu hóa hấp thu chất dinh dưỡng. Các chất này tham gia vào quá trình sản xuất các yếu tố miễn dịch. Ví dụ, protein được phân hủy thành các axit amin thiết yếu để xây dựng tế bào và hệ miễn dịch. Các chất béo như omega-3, omega-6 hay vitamin A, D, C, B6, B9, vi khoáng có trong chế độ ăn như kẽm, sắt, selen, canxi, magie cũng tham gia vào khả năng miễn dịch”
Lý do sữa chua được chuyên gia khuyên dùng để tăng cường đề kháng
Ăn sữa chua từ 1-2 hộp mỗi ngày để cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa – miễn dịch, phòng tránh bệnh từ xa.
Cũng tại buổi truyền hình trực tuyến, PGS.TS Nguyễn Thị Lâm đưa ra lời khuyên, muốn có hệ miễn dịch khỏe mạnh, điều quan trọng là cần phải giữ cho hệ thống tiêu hóa ở trạng thái tốt nhất. Bên cạnh xây dựng lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống cân đối, một trong các cách tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa được PGS.TS Nguyễn Thị Lâm khuyên dùng chính là bổ sung sữa chua hằng ngày.
Từ lâu sữa chua được biết đến là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng như đạm, canxi và nhiều vitamin và khoáng chất,… hỗ trợ tiêu hóa tốt và hấp thu tối đa dưỡng chất. Theo tài liệu của Hội đồng Sáng kiến Sữa chua trong Dinh dưỡng (YINI) cho biết, sữa chua thậm chí còn là một phần không thể thiếu trong chế độ ăn của quân đội Thành Cát Tư Hãn từ thế kỷ XII; và được Vua Pháp François Đệ Nhất bắt đầu đưa vào Tây Âu sử dụng như một phương pháp trị bệnh tiêu chảy nặng từ thế kỷ XVI.
Các tài liệu y văn của Thổ Nhĩ Kỳ vào thế kỷ XI đã đánh giá sữa chua có tác dụng trong điều trị các tình trạng như tiêu chảy và co thắt dạ dày… Hiện nay, dưới góc nhìn khoa học, tác dụng này đến từ việc sữa chua được lên men từ hàng triệu men vi sinh.
Sữa chua lên men từ chủng men L. Bulgaricus hỗ trợ cân bằng hệ vi sinh đường ruột, giúp tiêu hóa khỏe tự nhiên.
Ví dụ như trong 1 hũ sữa chua Vinamilk 100 gram được lên men từ khoảng 12 triệu men Lactobacillus Bulgaricus châu Âu. Khi được đưa vào đường ruột, chủng men này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho lợi khuẩn phát triển, góp phần cân bằng hệ vi sinh đường ruột, giúp tiêu hóa khỏe tự nhiên.
Bởi giá trị dinh dưỡng cao và những lợi ích của sữa chua mang lại, chuyên gia khuyên mỗi người nên duy trì thói quen ăn sữa chua từ 1-2 hộp mỗi ngày để giúp nâng cao sức khỏe, cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa – miễn dịch, phòng tránh bệnh từ xa.