Nhiều mẹ quan niệm rằng, nước xương hầm ngọt thơm và có nhiều canxi để tăng chiều cao nên thường xuyên cho trẻ ăn. Vậy nên cho trẻ ăn nước xương hầm có thực sự tốt? Dưới đây là giải đáp của TS.BS Phan Bích Nga – Giám đốc Trung tâm Tư vấn Dinh dưỡng – Viện Dinh dưỡng Quốc gia.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nước hầm xương có nhiều dưỡng chất và tốt cho sức khỏe, tuy nhiên lượng ăn bao nhiêu trong tuần và ăn như thế nào để đảm bảo sức khỏe, tránh ăn dư thừa là điều mà mọi người cần phải quan tâm. Đặc biệt với trẻ em, không phải cứ thực phẩm nào được coi là tốt cũng có thể sử dụng liên tiếp trong nhiều ngày cho trẻ vì trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ, hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt.
1. Mỗi tuần chỉ nên cho trẻ ăn nước xương hầm từ 3-4 bữa
Trong nước xương hầm có chứa canxi và đạm nhưng rất ít vì những chất này khó tan trong nước. Trong 100 mg xương hầm chỉ có 0,6g đạm, đáp ứng 1/30 nhu cầu gam đạm của trẻ.
Trong 100 ml nước xương hầm chỉ có 33,5 miligam canxi, lượng canxi này chỉ đáp ứng chưa đến 1/100 nhu cầu can xi của trẻ 1 ngày.
Nước xương hầm chủ yếu chứa các acid amin và chất béo. Tuy nhiên, chất béo nếu tiết ra từ tủy của xương ống lại là chất béo no, gây khó tiêu cho trẻ. Do đó, cần đảm bảo khẩu phần của trẻ đủ chất béo tốt cho sức khoẻ bằng cách bổ sung thêm các chất béo chất béo lấy từ dầu thực vật và mỡ. Cần sử dụng đa dạng các loại chất béo cho trẻ với tỷ lệ 1:1. Cho từ 5 ml dầu/mỡ/bữa.
Như vậy, cha mẹ và người nuôi dưỡng không nên bữa nào cũng cho trẻ ăn nước xương hầm. Nếu nước xương hầm làm trẻ ăn dặm cảm thấy ngon miệng hơn, thì mỗi tuần chỉ cho trẻ ăn khoảng 3-4 bữa. Còn nếu trẻ không hứng thú với nước hầm xương thì không cần thiết làm nước xương hầm vì tốn thời gian mà không có hiệu quả dinh dưỡng với trẻ.
TS.BS Phan Bích Nga Các bữa ăn dặm có hay không có nước xương hầm không quan trọng mà quan trọng là phải có đạm động vật như thịt, trứng, cá, tôm nấu vào bữa bột/ cháo cho trẻ.
Lưu ý rằng, các khoáng chất và chất dinh dưỡng, đạm chỉ tồn tại ở trong phần sợi cơ của thịt nhưng ra nước rất ít. Nếu muốn hầm xương thì xương sườn sẽ là loại xương phù hợp nhất để nấu cho trẻ bởi có cả xương và thịt.
Nước xương hầm chỉ chứa đường và chất béo. Tuy nhiên, chất béo nếu tiết ra từ tủy của xương ống lại là chất béo no, gây khó tiêu cho trẻ.
2. Tác hại của việc thường xuyên cho trẻ dùng nước xương hầm
Bị tiêu chảy hoặc khó tiêu: Chất béo động vật có nhiều trong tủy xương khiến trẻ rất khó tiêu hóa, gây cảm giác khó chịu. Nếu như trẻ ăn quá nhiều và quá thường xuyên, nguy cơ bị tiêu chảy rất cao.
Thiếu chất dinh dưỡng: Nước hầm xương chứa nhiều nitơ, tạo cảm giác ngọt, mùi thơm, ngon miệng, dễ ăn nhưng ít đạm, canxi, cản trở việc hấp thụ các chất dinh dưỡng khác. Vì thế nếu chỉ dùng nước xương hầm nấu cháo cho trẻ, trẻ sẽ có nguy cơ bị thiếu chất dinh dưỡng nghiêm trọng.
Còi xương, chậm mọc răng: Khi ninh xương, lượng canxi trong nước xương hầm rất ít và không đáp ứng đủ nhu cầu của trẻ nhưng lại dễ bị lầm tưởng là đã giúp bổ sung đủ nhu cầu canxi. Trong khi với trẻ nhỏ, canxi là thành phần dưỡng chất vô cùng quan trọng góp phần thúc đẩy quá trình phát triển răng, xương, tăng trưởng chiều cao.
Trẻ lười nhai, chán ăn: Ở giai đoạn ăn dặm, nếu như trẻ thường xuyên được nấu cháo nhuyễn với nước hầm xương mà không có thêm các thành phần khác như thịt, cá, rau xanh… trẻ sẽ dần hình thành thói quen lười nhai và kén ăn, ngại ăn các loại thực phẩm khác, vì cháo nấu bằng nước xương luôn tạo cảm giác thơm ngon và ngọt hơn. Về lâu dài, việc này có thể ảnh hưởng đến khả năng ăn thô cũng như sự phát triển nha chu của trẻ.
Xương sườn sẽ là loại xương phù hợp nhất để nấu cho trẻ bởi trong xương sườn có cả xương và thịt.
3. Nấu cháo ăn dặm đúng cách cho trẻ
Dù chọn phương pháp ăn dặm nào thì các bữa ăn của trẻ phải luôn cần đảm bảo đủ 4 nhóm dưỡng chất, bao gồm: tinh bột, chất đạm (thịt, cá, trứng…), vitamin và khoáng chất (rau xanh, củ) và chất béo (mỡ, dầu ăn).
Để trẻ làm quen với nhiều loại thực phẩm khác nhau, giúp cung cấp đẩy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, có thể tập cho bé làm quen dần với từng loại. Nên xay nhuyễn, băm nhỏ thịt, cá, rau củ quả ở giai đoạn bé mới tập ăn dặm, và tăng dần độ thô của thức ăn, tùy thuộc vào khả năng thích ứng của từng bé để bé làm quen với việc nhai.
Không nên cho trẻ ăn thường xuyên xương hầm.
Với trẻ dưới 1 tuổi, không nên dùng mắm, muối’ data-rel=”follow”>không nên dùng mắm, muối khi chế biến đồ ăn dặm cho bé. Các mẹ có thể thay đổi cách ngày ninh nước xương sườn, nước rau củ làm nước dùng nấu cháo cho trẻ để món ăn thêm hấp dẫn. Nhu cầu natri của trẻ dưới 1 tuổi chỉ cần khoảng 200mg/ngày nên trẻ chỉ dùng thực phẩm thông thường, không nêm thêm muối thì cũng đã đủ natri. Trẻ dưới 1 tuổi có thể xử lý lượng natri thừa trong thực phẩm tự nhiên nhưng nếu bạn cho thêm muối vào bữa ăn của trẻ sẽ khiến cơ thể trẻ thêm gánh nặng để thải bỏ phần natri thừa, đặc biệt là thận.
Khi dư thừa natri, trẻ biếng ăn và mệt mỏi nhiều hơn vì làm mất cân bằng nước trong cơ thể. Lượng natri dư thừa còn làm tăng nguy cơ đào thải canxi ra ngoài theo nước tiểu khiến bé có nguy cơ thiếu canxi, nguy cơ còi xương và có thể ảnh hưởng quá trình phát triển chiều cao của bé.
Xem thêm video đang được quan tâm:
Hậu COVID-19 ở trẻ nhỏ: Đi khám hay tự chữa?