Thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp có thể giúp cải thiện việc điều chỉnh lượng đường trong máu và có lợi cho việc giảm cân ở người bệnh đái tháo đường.
1. Chỉ số đường huyết là gì?
Chỉ số đường huyết (GI) là giá trị chỉ nồng độ glucose có trong máu thường được đo bằng đơn vị là mmol/l hoặc mg/dl. Nồng độ glucose trong máu liên tục thay đổi liên quan đến chế độ ăn uống sinh hoạt hàng ngày.
Lúc nào trong máu cũng luôn có một lượng đường nhất định, nếu lượng đường trong máu thường xuyên cao sẽ dẫn tới bệnh đái tháo đường và ảnh hưởng biến chứng đến nhiều cơ quan đặc biệt là thận, mạch máu…
Chỉ số đường huyết có thể giúp mọi người lựa chọn những thực phẩm lành mạnh có ít đường và carbohydrate hơn. Cách tiếp cận này có thể giúp những người muốn giảm cân hoặc kiểm soát đái tháo đường. Tổ chức Chỉ số đường huyết phân loại GI của thực phẩm như sau:
- 70 trở lên: GI cao
- 56-69: GI trung bình
- 55 trở xuống: GI thấp
Ảnh minh họa.
Theo một nghiên cứu, các yếu tố sau đây ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết của thực phẩm:
- Hàm lượng dinh dưỡng đa lượng, bao gồm protein và chất béo.
- Hàm lượng chất xơ.
- Các loại đường và tinh bột.
- Độ chín của thực phẩm.
- Cách chế biến, chuẩn bị và phương pháp nấu ăn.
2. Người bệnh đái tháo đường cần lựa chọn thực phẩm theo chỉ số đường huyết
Thực phẩm nào có chỉ số GI càng cao là thực phẩm đó được tiêu hóa, hấp thu nhanh và sẽ làm tăng đường huyết nhanh. Ngược lại các thực phẩm có GI thấp sẽ được hấp thu chậm và làm tăng đường huyết chậm.
Người bệnh đái tháo đường cần ăn thực phẩm có chỉ số đường huyết càng thấp càng tốt.
2.1 Thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp
- Thực phẩm giàu protein, như thịt nạc và cá.
- Các sản phẩm từ sữa, như sữa và sữa chua tự nhiên.
- Sữa đậu nành không đường.
- Các loại rau, như bông cải xanh, đậu xanh và rau lá xanh.
- Trái cây ít đường, chẳng hạn như táo, cam và việt quất.
- Cháo yến mạch.
- Các loại đậu, đậu và các loại đậu như đậu xanh, đậu lăng và đậu tây.
Cháo yến mạch là lựa chọn tốt cho người bệnh đái tháo đường.
2.2 Thực phẩm có chỉ số đường huyết cao không tốt cho người bệnh đái tháo đường
- Bánh mì trắng và lúa mì nguyên cám.
- Gạo trắng.
- Ngũ cốc ăn sáng và thanh ngũ cốc.
- Bánh ngọt, bánh quy và đồ ngọt.
- Trái cây có GI cao, chẳng hạn như dưa hấu, mặc dù nó có lượng đường huyết thấp.
- Trái cây khô như chà là, nho khô và nam việt quất.
- Khoai tây chiên giòn, bánh gạo.
- Các sản phẩm sữa có đường, sữa chua trái cây.
3. Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho người bệnh đái tháo đường
PGS.TS. BSCC. Tạ Văn BìnhThừa năng lượng là nguyên nhân gây bệnh béo phì và cũng là nguyên nhân gây ra các rối loạn chuyển hóa khác… làm bệnh đái tháo đường nặng thêm lên nhiều lần. Có ăn đúng chế độ mới duy trì được lượng đường máu phù hợp, không gây thừa đường, gây nhiễm độc đường hoặc không gây ra hạ đường máu do thực hiện chế độ ăn khắc khổ, thiếu năng lượng.https://suckhoedoisong.vn/chuyen-gia-…
3.1 Đảm bảo dinh dưỡng
Người bệnh đái tháo đường không nên ăn uống kiêng khem quá mức mà cần ăn uống đầy đủ 4 nhóm dinh dưỡng (đạm, chất béo, tinh bột, vitamin và khoáng chất) để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Tuy nhiên, nên lựa chọn hạn chế tối đa lượng đường trong khẩu phần ăn mỗi ngày.
3.2 Tính toán lượng calo cung cấp cho cơ thể
Chế độ ăn của người bệnh đái tháo đường phải giúp ổn định lượng đường huyết, kiểm soát huyết áp, bảo vệ tim mạch, ngăn chặn và làm chậm biến chứng. Trong đó:
- Chất béo cung cấp 20-30% năng lượng
- Chất đạm cung cấp 12-20 % năng lượng
- Chất đường bột cung cấp 45-60% năng lượng
3.3 Không bỏ bữa sáng
Bữa sáng giúp kiểm soát lượng đường huyết trong ngày.
Bữa sáng là bữa ăn quan trọng đối với người bệnh đái tháo đường vì giúp kiểm soát lượng đường huyết trong ngày. Thực đơn dành cho người đái tháo đường trong bữa sáng cần phải cân bằng dinh dưỡng: ½ khẩu phần tinh bột, ¼ hoa quả và ¼ protein.
Bữa sáng tốt nhất cho người bệnh đái tháo đường là bữa sáng kết hợp chất xơ và protein trong một bữa ăn vì cả chất xơ và protein đều làm chậm quá trình tiêu hóa, có nghĩa là chúng giúp bạn no nhanh hơn và no lâu hơn. Tốc độ tiêu hóa chậm hơn khiến lượng đường giải phóng chậm hơn vào máu, giúp ngăn ngừa lượng đường trong máu tăng đột biến sau khi ăn.
3.4 Tăng cường rau xanh cho bữa trưa và bữa tối
Bữa trưa trong thực đơn dành cho người đái tháo đường nên gồm ½ rau xanh không chứa tinh bột, ¼ khẩu phần tinh bột và ¼ protein. Các loại rau xanh khuyến khích nên bổ sung như xà lách, cà chua, đậu đen, ngô, ớt đỏ.
Người bệnh đái tháo đường nên bổ sung protein bằng cách ăn thịt nạc thăn hoặc thịt gà nhưng phải bỏ da. Có thể lựa chọn ăn cơm, ngũ cốc, bánh mì kèm salad rau. Thay đổi bữa với thịt gà, trứng luộc, cá…
Thực đơn bữa tối cũng nên gồm ½ rau xanh không chứa tinh bột, ¼ khẩu phần tinh bột và ¼ protein. Tuy nhiên, nguồn protein nên dùng vào buổi tối có thể lựa chọn các loại cá béo như cá hồi, cá trích, cá ngừ, đậu phụ…
3.5 Chia nhỏ bữa ăn hàng ngày
Người bệnh đái tháo đường nên ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày sẽ giúp ổn định lượng đường trong máu. Không nên ăn quá nhiều trong một bữa có thể sẽ khiến đường huyết tăng vọt.
Có rất nhiều món ăn nhẹ lành mạnh để bạn lựa chọn nếu mắc đái tháo đường. Có thể lựa chọn trái cây cho bữa ăn nhẹ hoặc các loại đồ ăn vặt như đậu phộng, bơ hạnh nhân, óc chó không đường, hạt bí ngô, trứng luộc…
Không nên ăn các thực phẩm đóng gói, chứa nhiều chất béo và gelatin. Hạn chế các đồ ăn nhẹ chứa nhiều chất carbohydrate.
Xem thêm video đang được quan tâm:
Chế độ ăn uống lành mạnh tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc COVID-19