Khi tách múi bưởi, nhiều người tìm mọi cách bóc hết lớp màng trắng dưới đáy múi bưởi. Tuy nhiên, đây lại chính là bộ phận chứa nhiều dinh dưỡng và chất xơ, vậy nên đừng bóc quá kỹ khi ăn.
Nhiều được đánh giá là trái cây lành mạnh, không lo nhiễm hóa chất bởi tép bưởi được bao bọc một lớp vỏ dày. Theo ThS Lưu Liên Hương, Phó Giám đốc Trung tâm nghiên cứu, Viện Y học ứng dụng Việt Nam, bưởi mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Trong bưởi có chứa một loại flavanoid có khả năng làm giảm nguy cơ mắc đột quỵ, tăng cường chức năng huyết quản và tiêu viêm.
Ăn bưởi hàng ngày có thể làm giảm cholesterol và triglyceride tốt cho hệ tim mạch. Bưởi còn có công dụng hỗ trợ cơ thể hấp thu canxi và sắt. Vitamin có trong bưởi giúp giảm các đốm sắc tố trên da nhờ có chứa vitamin C cao. Trong trái bưởi có chứa một loại chất có tác dụng đẩy nhanh quá trình tiêu đốt mỡ, giúp giảm cân tự nhiên…
Tuy nhiên, trong một số trường hợp sau được khuyến cáo không ăn bưởi để phòng tác dụng phụ không mong muốn:
Không ăn bưởi khi đói
Bưởi chứa một lượng axit rất lớn, nếu ăn khi đói nó sẽ làm hại dạ dày của bạn. Đặc biệt với những người đang áp dụng kiểu giảm cân với bưởi thường có ý niệm ăn bưởi khi đói sẽ tăng tác dụng đáng kể. Tuy nhiên, việc giảm cân thì có lợi nhưng lại gây hại nghiêm trọng đến dạ dày.
Nhiều người sau khi giảm cân xong lại phải điều trị chứng đau dạ dày hay bị viêm loét dạ dày,… Do đó, bạn chỉ nên ăn bưởi khi đã ăn cơm hay một chút gì đó lót dạ. Như vậy bưởi sẽ phát huy tác dụng cải thiện tiêu hóa cho bạn. Đồng thời hạn chế việc tăng cholesterol trong máu.
Không ăn bưởi khi bị rối loạn tiêu hóa. Ảnh minh họa.
Không ăn ngay sau khi uống rượu, hút thuốc lá
Theo các chuyên gia thì việc uống rượu, hút thuốc lá cần có khoảng thời gian là 48 tiếng đồng hồ mới nên ăn bưởi hay uống nước bưởi. Lý do là hàm lượng chất Pyranocoumarin trong bưởi sẽ tăng cường sự chuyển hóa của men ruột (cytochromes P450). Điều này sẽ làm tăng những độc tính của thuốc là và rượu, các chất độc được hấp thụ vào cơ thể nhanh hơn bình thường đặc biệt là chất nicotin và ethanol.
Không ăn khi bị rối loạn tiêu hóa
Theo Đông Y bưởi có tính lạnh, nếu ăn vào khi đang bị tiêu chảy hay đường tiêu hóa kém sẽ khiến bệnh càng trầm trọng hơn. Đối với những người bị nhiệt hay dùng bưởi để hạ nhiệt nếu dùng quá mức cũng gây nên tác dụng phụ là đau bụng.
Không ăn ngay sau khi uống thuốc
Các chuyên gia về sức khỏe cho rằng những người đang sử dụng thuốc, nhất là người già và trẻ nhỏ thì không nên ăn bưởi hay uống nước ép bưởi. Hoặc nếu muốn thì nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi kết hợp chúng.
Đặc biệt với những người sử dụng thuốc giảm cân sau đó ăn bưởi hay uống nước ép bưởi sẽ gây nên hiện tượng bị đau cơ, nguy hại đến thận, mắc các bệnh về thận.
Người dùng thuốc dị ứng ăn bưởi hay uống nước bưởi cùng 1 thời điểm sẽ gây chứng đau đầu, loạn nhịp tim, thậm chí với những người cơ địa yếu có thể dẫn đến đột tử mà không hề biết. Bên cạnh đó những thành phần không nên kết hợp với bưởi như: Chất caffeine, canxi đối kháng, Cisapride, dung dịch Cyclosporine,…
Nên ăn ngay sau khi tách múi bưởi, không nên để lâu. Ảnh minh họa
Cách ăn bưởi mang lại nhiều lợi ích nhất cho sức khỏe
Nên để lại lớp màng trắng bám ở đáy múi bưởi: Khi tách múi bưởi, nhiều người tìm mọi cách bóc hết lớp màng trắng dưới đáy múi bưởi vì thấy nó không ngon như phần tép bưởi. Nhưng theo các chuyên gia, đây lại chính là bộ phận chứa nhiều dinh dưỡng và chất xơ, vậy nên đừng bóc quá kỹ khi ăn.
Nên ăn bưởi hơn là uống nước ép bưởi: Trừ khi trẻ nhỏ hoặc người già hoặc người ốm, đau răng khó có thể nhai được thì mới sử dụng nước ép bưởi bởi phần tép bưởi là lượng chất xơ tự nhiên quý giá mà chúng ta nên tận dụng giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn.
Nên ăn ngay sau khi tách múi: Bưởi có mùi thơm dễ chịu và có thể bị thiu, mất nước nếu chúng ta để quá lâu. Vì vậy nên ăn sau khi tách bưởi để đảm bảo lượng dưỡng chất và tươi ngon.
Nên giữ lại vỏ bưởi, cùi bưởi và hạt bưởi để sử dụng sau khi ăn bưởi. Đó đều là những liều thuốc quý giá và tự nhiên mà chúng ta có thể dùng để chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp.