Khoai lang và những món ăn dân dã, quen thuộc như: ngô, chuối, cà chua, bí đỏ… nhưng lại được khuyến cáo không nên ăn cùng nhau vì lợi ích sức khỏe.
Một trong những ưu điểm nhất của khoai lang là chứa một lượng lớn protein kết dinh, polysaccharides, chất nhầy, mang lại tác dụng giúp cơ thể có thể duy trì sự linh hoạt của máu não và tim, từ đó có thể ngăn chặn sự xuất hiện của bệnh xơ vữa động mạch, tốt cho đường hô hấp, đường tiêu hóa, mang lại tác dụng bôi trơn khoang khớp.
Khoai lang mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng cho sức khỏe. Ảnh minh họa
Ngoài ra, khoai lang có chứa một lượng lớn chất xơ, có thể thúc đẩy nhu động ruột, ngăn ngừa táo bón hiệu quả và giảm tỷ lệ ung thư trực tràng và ung thư đại tràng.
Ăn khoai lang vào buổi sáng sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo để vừa bổ sung năng lượng cho ngày mới vừa giúp giữ dáng và làm đẹp da. Đặc biệt, nó còn giúp ngăn ngừa các bệnh nguy hiểm như ung thư, tim mạch, đột quỵ…
Mặc dù là thực phẩm bổ dưỡng và tương đối lành nhưng khoai lang được khuyến cáo không dùng với nhóm thực phẩm dưới đây:
Không ăn cùng bí đỏ
Khoai lang và bí đỏ 2 loại thực phẩm nhuận tràng nhưng khi kết hợp cùng nhau sẽ gây ra tình trạng chướng khí. Tình trạng nôn khan, ợ chua xảy ra khi ăn 2 loại thực phẩm này cùng lúc. Lưu ý khi nấu, luộc phải chín kỹ nếu không muốn tình trạng đầy bụng nặng hơn.
Không ăn cùng cà chua
Nếu trong thực đơn đã có khoai lang thì bạn không nên bổ sung thêm cà chua. Vì trong khoai lang có đường, khi tiêu thụ thực phẩm này, đường được lưu lại sẽ kích thích dạ dày tiết ra nhiều axit dịch vị.
Trong khi đó, cà chua khi ăn vào trong cơ thể dễ bị kết tủa trong môi trường axit mạnh, từ đó thức ăn sẽ tích tụ trong ruột và dạ dày, gây khó tiêu hóa, khó hấp thụ, đau bụng, tiêu chảy.
Không ăn cùng chuối
Cũng giống như cà chua, khi ăn khoai lang không nên ăn cùng chuối. Đây đều là 2 thực phẩm dễ tạo cảm giác no. Do đó, nếu ăn cùng một lúc sẽ dễ bị đầy bụng, trào ngược axit dạ dày. Thậm chí, khi ăn quá nhiều chuối và khoai lang sẽ dẫn đến khó tiêu hóa, hấp thụ, trường hợp nặng có thể gây ngộ độc mãn tính do thức ăn trong ruột và dạ dày bị ức chế.
Không ăn cùng ngô
Ngô được đánh giá là thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao. Trung bình trong 100g ngô chứa khoảng 70,6g carbohydrate, dồi dào chất đạm, chất xơ, chất béo, magie, kali… Ngoài ra, ngô chứa hàm lượng lớn vitamin, cao gấp 5 – 10 lần so với lượng vitamin có trong gạo và lúa mì.
Để tiêu hóa ngô, dạ dày cần tiết ra nhiều axit và cũng mất nhiều thời gian để thực hiện xong công việc này. Nếu ăn ngô và khoai lang cùng một lúc sẽ tạo gánh nặng lên dạ dày, khiến dạ dày phải tiết ra nhiều axit để tiêu hóa cả 2 loại thực phẩm, tệ hơn là gây trào ngược dạ dày.
Không ăn cùng trứng
Trứng là thực phẩm giàu protein, ít chất béo, rất phù hợp để dùng vào bữa sáng. Việc trứng và khoai lang có thể kết hợp được với nhau hay không còn phù thuộc vào từng đối tượng. Cụ thể, những người có nhu động và hệ tiêu hóa hoạt động tốt thì việc ăn 2 món này cùng một lúc sẽ không gây hại gì. Nhưng với người mắc chứng khó tiêu, dạ dày cần lượng lớn thời gian để tiêu hóa hết hàm lượng protein có trong trứng. Nếu bạn tiếp tục ăn thêm khoai lang sẽ làm tăng gánh nặng cho đường tiêu hóa và gây đau bụng.
Không ăn chung với quả hồng
Đường có trong khoai lang khi đi vào trong cơ thể sẽ rất dễ lên men trong dạ dày, do đó, khi ăn khoai lang sẽ gây ra hiện tượng tăng tiết axit dạ dày. Nếu bạn ăn cả khoai lang và quả hồng cùng với nhau, sẽ làm cô đặc và kết tủa axit trong dạ dày do phản ứng hóa học của phức hợp tannin – pectin của quả hồng, trường hợp nặng có thể gặp phải tình trạng xuất huyết tiêu hóa hoặc viêm loét dạ dày.
Xem thêm video đang được quan tâm:
Hiểu đúng về sức đề kháng và cách tăng sức đề kháng.