Tiêu thụ nhiều khoai tây chiên được đánh giá là kém lành mạnh, có liên quan đến nguy cơ tử vong sớm và làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý khác.
Mặc dù khoai tây là một thực phẩm tốt cho sức khỏe, nhưng theo thống kê có đến 7 trên 9 chuyên gia không khuyến khích ăn khoai tây chiên.
Trung bình, một đĩa khoai tây có đến 365 calo cùng 17g chất béo, như vậy hàm lượng này chiếm đến 26% nhu cầu của một người.
Ảnh minh họa
Mối nguy hiểm tiềm ẩn khi ăn khoai tây chiên chính là acrylamide. Acrylamide là một hóa chất được tạo ra khi thực phẩm giàu tinh bột, như khoai tây, được chiên hoặc nướng ở nhiệt độ cao. Quá trình chế biến này là một phản ứng tạo ra Acrylamide – một nguyên nhân tiềm ẩn gây ung thư và được coi là độc hại đối với con người.
Theo một nghiên cứu cho thấy, thực phẩm giàu chất béo và carbohydrate tinh chế như khoai tây chiên, có khả năng gây nghiện. Nguy cơ tử vong sớm được ghi nhận ở những người ăn khoai tây chiên nhiều hơn 2 lần/ tuần.
Để vẫn có thể thưởng thức món ăn khoái khẩu này, cách tốt nhất là vẫn ăn nhưng hạn chế tần suất và số lượng để không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe.
Khi ăn cần lưu ý đến những lời khuyên hữu ích sau:
– Hạn chế ăn khoai tây chiên cùng với những món siêu béo khác như bánh mì hamburger, gà rán,… thay vào đó là ăn cùng với salad rau;
– Hạn chế chấm khoai tây chiên với nhiều sốt cà chua, bơ đường và xốt mayo béo;
– Không chiên khoai trong dầu chưa đủ độ nóng hoặc dầu ăn đã qua sử dụng.
– Cắt khoai thành miếng dày để ngấm dầu ít hơn.
5 tác hại không mong muốn khi ăn khoai tây chiên thường xuyên:
Ảnh minh họa
Tăng cân mất kiểm soát
Khoai tây vốn là một trong những thực phẩm chứa nhiều calorie. Quá trình chế biến khoai tây chiên sẽ nạp thêm rất nhiều calorie vào thực phẩm này. Điều này có thể làm tăng nguy cơ béo phì và dẫn tới các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, đặc biệt là ở những người ít vận động.
Tăng nguy cơ đái tháo đường
Khoai tây chiên có thể làm tăng sức đề kháng insulin và dẫn tới bệnh đái tháo đường type 2. Trong một nghiên cứu kéo dài 20 năm được thực hiện trên những người phụ nữ không có tiền sử bệnh mạn tính, người ta nhận thấy rằng, việc tiêu thụ khoai tây chiên thường xuyên làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2.
Mất cân bằng dinh dưỡng
Nếu bạn thường xuyên cho trẻ ăn khoai tây sẽ không có đủ chất dinh dưỡng để đáp ứng nhu cầu cơ thể cần trong giai đoạn phát triển này. Thức ăn vặt này không chứa vitamin, khoáng chất mà còn chiếm chỗ của những thực phẩm có nhiều chất dinh dưỡng hơn. Vì vậy, nếu bạn chọn món này thay vì đồ ăn nhẹ có hàm lượng dinh dưỡng cao cho bé, bé sẽ không hấp thụ đủ chất dinh dưỡng.
Làm tăng lượng cholesterol
Hầu hết các loại khoai tây chiên đều được chiên ngập dầu, quá trình này tạo ra chất béo chuyển hóa, loại chất béo nguy hiểm nhất. Ngoài ra, các loại dầu sử dụng để chiên khoai tây thường là chất béo bão hòa, cũng góp phần làm tăng mức độ cholesterol.
Một nghiên cứu năm 2007 cho thấy rằng lượng chất béo chuyển hóa trong máu cao có liên quan đến nồng độ cholesterol LDL cao và tăng nguy cơ bệnh tim mạch vành. Mức chất béo chuyển hóa cao trong chế độ ăn có tương quan với lượng cholesterol trong máu cao.
Gây ung thư
Khoai tây có chứa Acrylamide, một chất độc có trong khói thuốc lá. Khi tiếp xúc với nhiệt độ cao do quá trình chiên rán, Acrylamide có thể sẽ gây ung thư. Thường xuyên tiêu thụ khoai tây chiên có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư thận, ung thư nội mạc tử cung và ung thư buồng trứng.
Xem thêm video đang được quan tâm:
14 món ăn giúp trị cảm lạnh có thể bạn chưa biết?