Fluoroquinolones có liên quan đến tăng nguy cơ phình động mạch chủ

Fluoroquinolones- Một nhóm kháng sinh được sử dụng rộng rãi có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh mạch m.áu có khả năng gây t.ử v.ong – ngay cả ở những người trẻ khỏe mạnh.

Trong một nghiên cứu về hàng triệu đơn thuốc kháng sinh được thực hiện tại Hoa Kỳ, các nhà khoa học phát hiện ra rằng fluoroquinolones có liên quan đến sự gia tăng nguy cơ mắc chứng phình động mạch chủ, có khả năng gây t.ử v.ong, ngay cả ở những người trẻ khỏe mạnh.

Bài Viết Liên Quan

fluoroquinolones co lien quan den tang nguy co phinh dong mach chu e59 5503287

Fluoroquinolones đã trở thành trụ cột của liệu pháp kháng sinh trong nhiều thập kỷ. Chúng bao gồm các loại thuốc như Cipro ( ciprofloxacin), Levaquin (levofloxacin) và Factive (gemifloxacin). Một số nghiên cứu trước đây cũng đã liên kết fluoroquinolones với nguy cơ cao mắc chứng phình động mạch chủ, có thể gây xuất huyết và t.ử v.ong.

Dựa trên những phát hiện trước đó, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ đã đưa ra cảnh báo vào năm 2018, cho biết những người có nguy cơ cao bị phình động mạch chủ ( người cao t.uổi, người bị tăng huyết áp hoặc có t.iền sử bị tắc nghẽn hoặc chứng phình động mạch ở bất kỳ động mạch nào), nên tránh dùng fluoroquinolones.

Nghiên cứu mới được công bố tháng 1/2021 trên tạp chí JAMA Surgery , cho thấy, nhóm dân số rộng hơn cũng cần thận trọng với nguy cơ này. Các nhà khoa học đã tìm thấy mối liên hệ giữa fluoroquinolones và chứng phình động mạch chủ ở tất cả người lớn từ 35 t.uổi trở lên – bao gồm cả những người không bị huyết áp cao, tiểu đường hoặc tăng cholesterol. Điều này cần mở rộng cảnh báo đối với loại thuốc này. Tiến sĩ Melina Kibbe, Đại học Bắc Carolina tại Chapel Hill, cho biết.

Trong nghiên cứu này, tỷ lệ mắc bệnh là 7,5 trường hợp phình động mạch chủ cho mỗi 10.000 đơn thuốc được mua, so với 4,6 trường hợp cho mỗi 10.000 đơn thuốc kháng sinh khác. Mặc dù nguy cơ này là hiếm gặp và những phát hiện không thể chứng minh fluoroquinolones là nguyên nhân gây ra chứng phình động mạch. Nhưng theo các nhà khoa học mối liên kết này do thuốc có thể ảnh hưởng đến tính toàn vẹn của collagen – một loại protein cấu trúc trong các mô liên kết của cơ thể.

Đối với nghiên cứu của mình, Kibbe và nhóm đã xây dựng cơ sở dữ liệu bảo hiểm y tế, sử dụng thông tin về gần 47,6 triệu đơn thuốc kháng sinh trên toàn quốc. Trong số hơn 9 triệu đơn thuốc fluoroquinolone. Sau khi các nhà nghiên cứu cân nhắc các yếu tố khác – chẳng hạn như t.uổi của bệnh nhân và tình trạng sức khỏe mãn tính – người dùng fluoroquinolone có nguy cơ bị phình động mạch chủ cao hơn 20% so với những người được kê đơn thuốc kháng sinh khác.

Vì vậy, theo Kibbe, các bác sĩ nên cẩn thận hơn với các đơn thuốc fluoroquinolone, ngay cả đối với những bệnh nhân không có nguy cơ cao bị phình động mạch.

6 công dụng của khổ qua, những người nào không nên ăn khổ qua?

Khổ qua là một loại quả rất gần gũi, được chế biến thành nhiều món ăn, nhưng liệu bạn đã biết hết công dụng của khổ qua chưa?

Khổ qua hay còn gọi là mướp đắng, là một loại cây nhiệt đới thuộc họ bầu, bí, có họ hàng gần với bí xanh, bí, bí đỏ và dưa chuột. Khổ qua được trồng phổ biến khắp thế giới và là món ăn quen thuộc trong ẩm thực châu Á.

Khổ qua thường có màu xanh, dài, đầu nhọn, thân có nhiều gai hoặc dấu vết gồ ghề. Khổ qua có vị hơi đắng, do đó khá khó ăn đối với nhiều người nhưng trên thực tế, khổ qua lại chứa rất nhiều vitamin và khoảng chất có lợi, đặc biệt là giàu vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống lại quá trình oxy hóa của cơ thể, chống lão hóa, hỗ trợ sức khỏe thần kinh và tim mạch…

Trong Đông y, khổ qua có tính hàn, công dụng thanh nhiệt, giải độc, sáng mắt, nhuận tràng, bổ thận tráng dương…

Công dụng của khổ qua

1. Chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng

Trong khổ qua có chứa rất nhiều vitamin, khoáng chất và hợp chất dinh dưỡng có lợi. Khoảng 94 g mướp đắng đã cung cấp:

– Lượng calo: 20

– Carb: 4 gam

– Chất xơ: 2 gam

– Vitamin C: 93% lượng tham chiếu hàng ngày (RDI)

– Vitamin A: 44% RDI

– Folate: 17% RDI

– Kali: 8% RDI

– Kẽm: 5% RDI

– Sắt: 4% RDI

6 cong dung cua kho qua nhung nguoi nao khong nen an kho qua 7e9 5481007

Khổ qua đặc biệt giàu vitamin C, một vi chất dinh dưỡng quan trọng liên quan đến việc tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa bệnh tật, hình thành xương khớp và chữa lành vết thương. Bên cạnh đó, khổ qua cũng giàu vitamin A, một loại vitamin tan trong chất béo giúp tăng cường sức khỏe làn da và nâng cao thị lực.

Khổ qua cung cấp folate, chất cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển, cũng như một lượng nhỏ kali, kẽm và sắt. Ngoài ra, khổ qua còn là một nguồn cung cấp catechin, axit gallic, epicatechin và axit chlorogenic, những hợp chất chống oxy hóa mạnh mẽ có thể giúp bảo vệ tế bào của bạn khỏi bị hư hại.

Thêm vào đó, khổ qua chứa ít calo nhưng lại giàu chất xơ. Chỉ với 94 g khổ qua đã đáp ứng 8% nhu cầu chất xơ hàng ngày của bạn.

2. Giảm lượng đường trong m.áu

Nhờ các đặc tính y học mạnh mẽ của mình, từ lâu khổ qua đã được con người trên khắp thế giới sử dụng để hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến bệnh tiểu đường. Trong những năm gần đây, khoa học cũng đã chứng minh mối quan hệ giữa khổ qua với bệnh tiểu đường.

Cụ thể, trong một nghiên cứu kéo dài 3 tháng trên 24 người trưởng thành mắc bệnh tiểu đường cho thấy, dùng 2.000 mg mỗi ngày giúp giảm lượng đường trong m.áu và giảm Hemoglobin A1c – một xét nghiệm được sử dụng để đo kiểm soát lượng đường trong m.áu trong 3 tháng.

Việc bổ sung khổ qua trong bữa ăn cũng làm giảm đáng kể nồng độ fructosamine, một dấu hiệu khác giúp kiểm soát lượng đường trong m.áu lâu dài.

Với những chất dinh dưỡng của mình, khổ qua giúp cải thiện cách thức sử dụng đường trong các mô và thúc đẩy quá trình tiết insulin – hormone chịu trách nhiệm điều chỉnh lượng đường trong m.áu.

3. Đặc tính chống ung thư

Nghiên cứu cho thấy khổ qua có chứa một số hợp chất có đặc tính chống ung thư. Một nghiên cứu trong ống nghiệm chứng minh chiết xuất khổ qua có hiệu quả trong việc t.iêu d.iệt các tế bào ung thư dạ dày, ruột kết, phổi và vòm họng. Một nghiên cứu khác cũng cho thấy chiết xuất khổ qua có thể ngăn chặn sự lây lan và phát triển của tế bào ung thư vú, thúc đẩy quá trình biến mất của tế bào ung thư.

Do đó, việc bổ sung khổ qua vào các bữa ăn có thể giúp cơ thể ngăn chặn và chống lại một số bệnh ung thư cụ thể.

6 cong dung cua kho qua nhung nguoi nao khong nen an kho qua 0e2 5481007

4. Giảm nồng độ cholesterol

Khi nồng độ cholesterol trong cơ thể tăng cao, nó có thể gây ra mảng bám chất béo tích tụ trong động mạch. gây nên các căn bệnh như động mạch vành, xơ vữa động mạch, tắc nghẽn động mạch, tất cả đều làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ.

Một số nghiên cứu khoa học đã chỉ ra khổ qua có thể làm giảm nồng độ cholesterol trong cơ thể, từ đó hỗ trợ sức khỏe tim mạch tổng thể. Chiết xuất khổ qua làm giảm nồng độ cholesterol toàn phần, cholesterol LDL (cholesterol xấu) và chất béo trung tính. Những đặc tính này của khổ qua cho thấy nó rất hữu ích cho một trái tim khỏe mạnh.

5. Hỗ trợ giảm cân

Khổ qua là một nguồn thực phẩm tuyệt vời cho chế độ ăn uống giảm cân của bạn vì nó chứa rất ít calo nhưng lại giàu chất xơ. Trong khẩu phần 94 g khổ qua có chứa khoảng 2 g chất xơ.

Do chất xơ đi qua đường tiêu hóa rất chậm nên nó sẽ tạo ra cảm giác no lâu, giảm cảm giác đói và thèm ăn. Việc bổ sung khổ qua vào bữa ăn sẽ giúp bạn tăng lượng chất xơ, giảm lượng calo để thúc đẩy quá trình giảm cân an toàn và lành mạnh.

Bên cạnh đó, khổ qua còn có tác dụng đốt cháy chất béo, giảm lượng mỡ trong cơ thể, giảm trọng lượng cơ thể nói chung, từ đó giúp bạn giảm cân nhanh chóng.

Những người không nên ăn khổ qua

Mặc dù khổ qua có rất nhiều lợi ích tuyệt vời nhưng bên cạnh đó, có một số người lại không nên ăn khổ qua, nếu không có thể “rước họa vào thân” lúc nào không hay:

6 cong dung cua kho qua nhung nguoi nao khong nen an kho qua f8e 5481007

– Phụ nữ mang thai và cho con bú: Khổ qua được cho là món ăn tối kỵ đối với phụ nữ mang thai và cho con bú bởi nó làm kích thích tử cung, gây c.hảy m.áu và có thể dẫn đến sinh non.

– Người bị huyết áp thấp: Những người bị huyết áp thấp hoặc đang có hiện tượng giảm đường huyết thì không nên ăn khổ qua bởi nó sẽ khiến những triệu chứng của bệnh như đau đầu, chóng mặt ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.

– Người vừa phẫu thuật xong: Khổ qua có thể cản trở quá trình kiểm soát lượng đường huyết trong và sau khi phẫu thuật, do đó không nên ăn khổ qua trước, trong và sau khi tiến hành phẫu thuật.

– Người bị bệnh thiếu men (enzyme) G6PD: Bệnh thiếu men là bệnh di truyền phổ biến do cơ thể không đủ men glucose-6-phosphate giúp tế bào hồng cầu hoạt động bình thường. Những người bị bệnh thiếu men được khuyến cáo không nên ăn khổ qua bởi nó có thể gây đau đầu, chóng mặt, sốt, đau dạ dày, nặng hơn có thể gây ngộ độc và hôn mê.

– Theo lời khuyên của các chuyên gia, mỗi người chỉ nên ăn khoảng 200 – 300 g khổ qua tươi hoặc 30 – 60 g khổ qua khô mỗi ngày.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *