T.K. mở nắp vape, nhỏ tinh dầu vào, đậy nắp lại rồi vừa bấm nút vape vừa rít một hơi dài, nhả khói hình chữ O chưa tròn, nói tiếp: “Bây giờ chưa có vị nào em chưa thử, vị sôcôla là vị ruột của em”.
Bài Viết Liên Quan
- Đến nhà hàng ăn cùng mẹ, chàng trai gọi nước suối uống rồi đột ngột phun ra và nôn mửa, hóa ra đã uống nhầm thuốc tẩy
- Muốn ngăn ngừa bệnh sỏi thận bạn chỉ cần làm 5 cách cực đơn giản mà hiệu quả không ngờ
- Lý do bạn nên ăn cá 2 lần một tuần
Học sinh một trường trung học hút t.huốc l.á điện tử tại một quán nước vỉa hè đường Lê Quý Đôn, Q.3, TP.HCM – Ảnh: T.T.D.
Gần đây, t.huốc l.á điện tử (còn gọi là vape) len lỏi vào trường học. Vape được bán với giá ‘học sinh’ khoảng 120.000 – 150.000 đồng dưới dạng son môi, bút, viết, USB…
Những loại này đa dạng hương vị dâu, cam, xoài… bán trôi nổi, có nicotine và cần sa gây nghiện.
“Em dùng loại này từ lớp 8″
Ngày đầu năm, tiết trời Sài Gòn mát nhẹ, một góc quán cà phê máy lạnh trên đường Nguyễn Thái Bình (Q.Tân Bình, TP.HCM) khói thuốc bay mịt mờ, loang loãng bóng người.
Bước vào quán, dụi mắt, chau mày một lát tôi mới nhìn thấy rõ người. Đó là nhóm năm học sinh nam mặc áo trắng có logo một trường THPT dân lập ở Q.Tân Bình.
“Chị không quen mùi khói mắt sẽ cay. Nơi đây chỉ dành cho tụi em hút thuốc loại điện tử thôi” – một em nam tóc uốn kiểu undercut nhả khói, nói.
Vừa nhả khói, tay xoay chuyển vape hình trụ giữa ngón cái và ngón trỏ, em T.K. (Q.Phú Nhuận) kể: “Em dùng loại thuốc này từ năm lớp 8. Ban đầu bạn đưa thử cho vui, cho biết vị. Lần đầu hít hơi mạnh nên cũng ngã chỏng quẹo. Đi với các bạn riết, em nghiện và giờ “đỉnh” nhất nhóm.
Thuốc đem vào lớp thì ra nhà vệ sinh hút lén. Nhưng dạo này giám thị kiểm tra gắt nên tan học nhóm lại ra quán hút, tự do thoải mái”.
T.K. mở nắp vape, nhỏ tinh dầu vào, đậy nắp lại rồi vừa bấm nút vape vừa rít một hơi dài, nhả khói hình chữ O chưa tròn, nói tiếp: “Bây giờ chưa có vị nào em chưa thử, vị sôcôla là vị ruột của em.
“Đỉnh” ở đây là vape kiểu nào em cũng có. Mua xài, sau đó không thích thì pass (bán lại – PV) cho người khác. Cũng không thể cứ tà tà mãi một loại, mình phải lên cấp. Có lần đi dự tiệc sinh nhật, em đi cầm con xe để có chục chai (10 triệu đồng – PV) mua cây vape này”.
Về tác hại của t.huốc l.á điện tử, khi hỏi thì em H.T.H., lớp 11A3, xua tay: “T.huốc l.á nào không có hại. Nơi bạn em mua là trên mạng. Những trang uy tín được hội mua bán trao đổi vape toàn quốc công nhận nên hàng tốt. Nhưng bọn em còn trẻ còn khỏe mà, chắc không sao!?”.
Hình bút bi, bút dạ quang…
Đi một vòng các trường THPT ở Q.3 (TP.HCM), ở cổng trường tôi chứng kiến rất nhiều học sinh hút t.huốc l.á điện tử sau giờ học.
V.T.H., lớp 12A Trường THPT L., ra khỏi cổng trên chiếc xe Honda “chất” ba học sinh, dừng trước quán cà phê cóc. H. lấy trong túi quần ra chiếc vape như cây bút, bấm nút và nhả khói trắng xóa.
“Lớp em bây giờ gần nửa lớp hút, con gái cũng hút. Giám thị kiểm tra nhưng tụi em lén hút vẫn được. Bạn em hút mọi nơi, quán cà phê có, quán nước vỉa hè có” – H. cười nói để lộ hàm răng ố đen.
Nói thêm, H. chia sẻ mình hút lần đầu là do bạn nói thử cho biết vì đang “hot” loại này. H. chỉ hút những loại giá thấp nhất, khoảng 120.000 – 150.000 đồng/vape.
Đưa vape hình cây bút nhỏ gọn màu xanh lá ra phía trước, H. dẫn chứng: “Đây. Như cây t.huốc l.á điện tử này có hơn 100.000 đồng, trước đây em được dùng ké. Nhưng giờ thèm mùi khói quá, xin bạn hoài cũng ngại nên phải mua. Em mang vào lớp để trên bàn bình thường.
Các bạn nam thì dùng loại có hình dáng bút bi, vuông vuông nho nhỏ như bút dạ quang, USB, còn các bạn nữ thường dùng các loại như thỏi son. Vị thì rất nhiều, chủ yếu là vị trái cây như cam, xoài, dưa hấu, mâm xôi, mận lạn, trà chanh… Em thì thích vị bưởi, thanh miệng”.
H. chỉ tay về quán nước dừa trên đường Pasteur (Q.3) nói: “Những bạn ngồi hút t.huốc l.á điếu kia từng hút t.huốc l.á điện tử. Nhưng các bạn đó nghiện hơn. T.iền không có để nâng cấp nên chuyển sang t.huốc l.á điếu mới “đã đô”.
Nếu bỏ t.huốc l.á điện tử, em cũng phải chuyển sang thuốc điếu vì nếu không có sẽ khó chịu trong người, cảm giác thiếu thiếu”.
Trên đường Trần Quốc Toản (Q.3, TP.HCM), học sinh dễ dàng mua t.huốc l.á điện tử. Tôi vào một tiệm bán t.huốc l.á đối diện Trường THPT Trần Quang Diệu hỏi mua số lượng lớn để bán cho học sinh.
Ông chủ cửa hàng mở nắp thùng thuốc đưa ra hai loại, chào mời: “Có hai loại này. Loại tròn nhỏ vừa bàn tay giá 120.000 đồng và dạng cây bút giá cao hơn xíu – 130.000 đồng. Ở đây không có bán tinh dầu. Nếu mua số lượng lớn cũng giá đó, không bớt được. Hàng về không đủ bán”.
Ông Nguyễn Nho Huy – phó vụ trưởng Vụ Giáo dục thể chất (Bộ GD-ĐT) – cho biết: “Chúng tôi có theo dõi và ghi nhận hiện nay hút t.huốc l.á điện tử có trong học sinh, sinh viên”. Tuy nhiên, ông Huy cũng thừa nhận vấn đề t.huốc l.á điện tử khá mới.
Hiện Quỹ phòng chống tác hại t.huốc l.á đang đề xuất Chính phủ về những quy định liên quan tác hại của t.huốc l.á điện tử. Tới đây, Chính phủ ban hành những chỉ thị thì Bộ GD-ĐT đưa ra những tuyên truyền, quy định cụ thể để ngăn tình trạng hút t.huốc l.á điện tử trong học sinh, sinh viên…
Hai loại t.huốc l.á điện tử giá hơn 100.000 đồng bán trên đường Trần Quốc Toản (Q.3, TP.HCM) – Ảnh: THẢO THƯƠNG
Cảnh giác t.huốc l.á điện tử trá hình
Đoàn Trường THPT Trần Phú (TP Đà Nẵng) đăng tải trên fanpage của trường cảnh báo t.huốc l.á điện tử “xâm nhập” trường học với vẻ ngoài đặc biệt làm mọi người lầm tưởng là son môi, bình nước, hộp quẹt, cây bút…
“Nhằm ngăn chặn hiểm họa của t.huốc l.á điện tử, Đoàn trường tuyên truyền, phổ biến tác hại của t.huốc l.á nói chung và t.huốc l.á điện tử nói riêng cùng các biện pháp ngăn chặn như không mua bán, vận chuyển; không sử dụng t.huốc l.á điện tử; nắm rõ tác hại của t.huốc l.á, xây dựng lối sống lành mạnh; mỗi học sinh phải cảnh giác trước những hình thức trá hình của t.huốc l.á điện tử…” – Đoàn trường này nhấn mạnh.
TS.BS LÊ KHẮC BẢO (giám đốc Trung tâm giáo dục y học, ĐH Y dược TP.HCM): Gây ung thư, viêm phế quản
T.huốc l.á điện tử rất có hại. Thứ nhất là khiến người hút dễ thành người nghiện t.huốc l.á điện tử lẫn t.huốc l.á điếu thông thường vì t.huốc l.á điện tử có nicotine gây nghiện. Hút phải nicotine đó, khi đi vào cơ thể sẽ nghiện. Về sau nếu không có t.huốc l.á điện tử dễ chuyển qua t.huốc l.á thông thường.
Tiếp đến, t.huốc l.á điện tử có dung dịch pha nicotine và các chất do các hợp chất khác như chất hắc ín, có trong thành phần lá điếu thông thường, gây ra tình trạng ung thư về sau. Người trẻ, học sinh ít để ý tác hại về sau, chỉ để ý là sành điệu với các bạn nhưng ẩn hại những nguy hiểm khôn lường.
Hơn nữa, trong t.huốc l.á điện tử có một số thành phần để người trẻ nghiện nhanh: cocain, cần sa, vừa nghiện t.huốc l.á vừa nghiện cần sa.
Điều lo lắng khi dùng t.huốc l.á điện tử là nghiện thực thể với t.huốc l.á, nghiện kép t.huốc l.á và những chất gây nghiện khác tác hại như t.huốc l.á thông thường: ung thư, viêm phế quản.
Nguy hại của t.huốc l.á điện tử là việc quảng cáo rất hay, hình ảnh bắt mắt thời thượng giới trẻ. Chất gây hại hơn lá điếu thông thường làm người trẻ ít nhận thức hiểu biết dễ dàng rơi vào bẫy, nguy hại càng nhiều hơn.
Lứa t.uổi học sinh thể chất đang phát triển, khả năng gây tác hại nhiều hơn so với người trưởng thành.
Trời rét đậm, bệnh nhân nhập viện do đột quỵ tăng từ 15-30%
Mấy ngày qua, tại miền Bắc, nhiệt độ giảm sâu, nhất là về đêm và sáng sớm trời rét đậm, rét hại, khiến người cao t.uổi, bệnh nhân huyết áp cao dễ sinh biến chứng tim mạch, đột quỵ.
Theo ghi nhận của phóng viên VOV, tại một số bệnh viện ở Hà Nội, bệnh nhân đột quỵ tăng từ 15 đến 30%, trong đó có cả những người trẻ t.uổi.
Trời lạnh, số người đến khám bệnh tại Bệnh viện Tim Hà Nội có phần giảm nhưng số bệnh nhân đột quỵ lại tăng lên 20%. Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Sinh Hiền – Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội cho biết: “Trời lạnh gây co mạch. Co mạch sẽ gây tăng huyết áp, gây nguy cơ tăng đột quỵ. Trời lạnh, người dân ngại đi khám nên số trường hợp bị đột quỵ tăng lên rất nhiều. Chúng ta biết rằng cứ tăng 5 mm thủy ngân thì sẽ tăng 7% tỷ lệ đột quỵ, tai biến, tử vong”.
Tỷ lệ bệnh nhân đột quỵ tại Bệnh viện Thanh Nhàn cũng tăng trên 15%. Đặc biệt tại Bệnh viện Bạch Mai, nơi có Trung tâm điều trị đột quỵ lớn nhất cả nước, tỷ lệ bệnh nhân cấp cứu tại đây tăng khoảng 30%, khiến số bệnh nhân đột quỵ hơn 1 tháng qua đã chạm ngưỡng 1000 ca. Riêng ngày 17/12, tiếp nhận gần 50 trường hợp đột quỵ. Đáng chú ý là có tới 10% bệnh nhân dưới 44 t.uổi.
Trời rét đậm, bệnh nhân nhập viện do đột quỵ tăng từ 15-30%. (Ảnh: KT)
“Hiện nay bệnh nhân đột quỵ có xu hướng trẻ hóa, nhiều bệnh nhân dưới 18 t.uổi đã bị bệnh này liên quan đến các nguy cơ tăng huyết áp, hút thuốc béo phì. Ở Bệnh viện Bạch Mai có tới 30% bệnh nhân cấp cứu liên quan đến đột quỵ” – PGS. TS Mai Duy Tôn, Giám đốc Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai cho biết.
Tương tự như vậy, trong số hàng chục bệnh nhân đột quỵ nhập viện, ngày 15/12, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 tiếp nhận 2 trường hợp chỉ hơn 40 t.uổi. Cả 2 đều có t.iền sử nghiện t.huốc l.á lâu năm, hút tới 1,5 bao thuốc lá/1 ngày.
Các chuyên gia y tế khuyến cáo, bên cạnh việc phòng tránh các yếu tố nguy cơ như thừa cân, béo phì, hút t.huốc l.á, lạm dụng rượu bia, để phòng tránh đột quỵ khi thời tiết chuyển lạnh, mọi người cần mặc đủ ấm ngay cả khi ở trong nhà. Nơi ở phải đảm bảo ấm áp, tránh bị gió lùa. Đặc biệt, người cao t.uổi cần tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột./.