Đường lây truyền chính của bệnh cúm gia cầm

Sau khi ghi nhận 2 ca nhiễm cúm gia cầm A/H5N1 và A/H9 tại Khánh Hòa và T.iền Giang trong tháng 3 và 4, Bộ Y tế nhận định nguy cơ còn xuất hiện thêm các ca nhiễm cúm gia cầm trên người.

Trong tuần này, Bộ Y tế sẽ có hội nghị phòng chống dịch bệnh, sau khi đã phối hợp với Bộ NN-PTNT tổ chức hội nghị trực tuyến về phòng chống bệnh lây từ động vật sang người.

duong lay truyen chinh cua benh cum gia cam e95 7136060

Đường lây nhiễm sang người của cúm gia cầm. Ảnh VNCDC

Các biểu hiện cần chú ý

Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) khuyến cáo: Người bị cúm gia cầm thường có những dấu hiệu sau: sốt hoặc sốt cao đột ngột (trên 38 độ C); đau đầu, đau nhức cơ, ho khan, đau họng, mệt mỏi, có thể có tiêu chảy. Một số trường hợp có diễn biến rất nhanh gây khó thở, suy hô hấp. Người dân khi có biểu hiện giống cúm như: sốt, ho, đau ngực, khó thở, phải đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời.

Ca bệnh nghi nhiễm cúm gia cầm là các trường hợp đi vào vùng dịch tễ hoặc sống trong vùng dịch tễ có ca bệnh cúm gia cầm; tiếp xúc gần với gia cầm và một số loài chim bị bệnh (nuôi, buôn bán, vận chuyển, g.iết mổ, chế biến, ăn tiết canh, thịt gia cầm bị bệnh chưa nấu chín); tiếp xúc gần với người bệnh nghi ngờ, hoặc đã xác định mắc cúm gia cầm.

Theo Bộ Y tế, bệnh cúm gia cầm trên người hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cũng như chưa có vắc xin phòng bệnh.

Đường lây nhiễm

Theo Cục Y tế dự phòng, vi rút cúm gia cầm có nhiều trong chất bài tiết như dịch mũi họng, phân gia cầm bệnh, bụi và đất. Tiếp xúc trực tiếp với gia cầm bệnh hoặc với vật dụng bị nhiễm bởi phân gia cầm là đường lây truyền chính.

Vi rút có thể lây truyền qua không khí (qua các giọt nhỏ dịch tiết đường hô hấp của gia cầm bệnh, hoặc hít phải không khí có chứa bụi từ phân gia cầm); qua ăn uống (nước, thực phẩm nhiễm vi rút, gia cầm và sản phẩm của gia cầm bệnh chưa được nấu chín hoặc chế biến không hợp vệ sinh); và tiếp xúc với dụng cụ, đồ vật nhiễm vi rút.

Mọi người đều có khả năng nhiễm vi rút cúm gia cầm. Tuy nhiên, vì bản chất là vi rút của loài chim và gia cầm nên khả năng gây bệnh, lan truyền ở người thấp và hiện chưa lây trực tiếp từ người sang người. Trong hàng trăm type vi rút cúm gia cầm, hiện có 4 chủng được biết là gây bệnh ở người: H5N1, H7N3, H7N7 và H9N2.

Ông Vương Ánh Dương, Phó cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế), cho hay Bộ Y tế đã cấp cho các địa phương 23.000 viên thuốc Tamiflu điều trị cúm gia cầm cho người. Khi có nghi nhiễm cúm gia cầm, việc dùng thuốc càng sớm càng tốt. Hiện trong kho dự trữ vẫn đảm bảo cung ứng cho các địa phương có nhu cầu.

Các biện pháp phòng bệnh

Để chủ động phòng chống bệnh cúm lây từ gia cầm sang người,

Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đề nghị người dân cần thực hiện:

– Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn.

– Không ăn gia cầm, sản phẩm gia cầm ốm, c.hết và không rõ nguồn gốc.

– Đảm bảo ăn chín, uống sôi.

– Khuyến khích đeo khẩu trang khi đi vào chợ gia cầm sống hoặc khu vực buôn bán gia cầm sống.

– Rửa tay bằng xà phòng sau khi tiếp xúc với gia cầm hoặc sau khi đi vào chợ.

– Không g.iết mổ, vận chuyển, mua bán gia cầm và sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc; hạn chế tiếp xúc, g.iết mổ, ăn các loại động vật hoang dã, đặc biệt là chim.

– Khi phát hiện gia cầm ốm, c.hết, tuyệt đối không g.iết mổ, sử dụng, mà phải thông báo ngay cho chính quyền địa phương và đơn vị thú y trên địa bàn.

– Người chăn nuôi, buôn bán, vận chuyển và g.iết mổ gia cầm tuyệt đối tuân thủ các biện pháp dự phòng dịch bệnh thường quy.

– Khi có biểu hiện giống cúm (sốt, ho, đau ngực, khó thở), phải đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời.

Nghiêm túc tuân thủ những biện pháp phòng bệnh khi tiếp xúc gần với gia cầm

Người dân và những người chăn nuôi, buôn bán, vận chuyển, g.iết mổ gia cần đeo khẩu trang, găng tay khi tiếp xúc gần với gia cầm và rửa tay sau đó nhằm phòng ngừa lây lan virus cúm gia cầm sang người.

nghiem tuc tuan thu nhung bien phap phong benh khi tiep xuc gan voi gia cam 469 7135371

Việt Nam đã phát hiện trường hợp mắc cúm A(H9) đầu tiên. (Ảnh minh họa: Kim Há/TTXVN)

Ngày 6/4, Bộ Y tế thông tin thông tin về trường hợp mắc cúm A(H9) tại T.iền Giang. Đây là trường hợp mắc cúm A(H9) đầu tiên của Việt Nam từ trước đến nay.

Chuyên gia y tế khuyến cáo người dân và những người chăn nuôi, buôn bán, vận chuyển, g.iết mổ gia cần nghiêm túc tuân thủ những biện pháp phòng bệnh thường quy khi tiếp xúc gần với gia cầm, khi đến khu vực nguy cơ cao như chợ hoặc khu vực bán gia cầm, động vật sống.

Người dân cần tuân thủ các biện pháp phòng bệnh

Về ca bệnh cúm A(H9) trên người đầu tiên của nước ta, theo kết quả điều tra dịch tễ, nơi bệnh nhân sinh sống thuộc khu chợ buôn bán gia cầm. Trước cửa nhà bệnh nhân có buôn bán gia cầm; xung quanh khu vực nơi gia đình sinh sống chưa ghi nhận gia cầm ốm, c.hết.

Hiện, các trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhân được lập danh sách và theo dõi sức khỏe, đến nay chưa phát hiện triệu chứng viêm đường hô hấp, chưa ghi nhận ổ dịch viêm đường hô hấp trong cộng đồng nơi bệnh nhân sinh sống.

Các đơn vị chức năng đang tiếp tục thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu để xác định phân nhóm.

Tiến sỹ Nguyễn Lương Tâm, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đ.ánh giá, việc không phát hiện ổ dịch H9 trên gia cầm khiến công tác giám sát dịch tễ, nhận diện và khoanh vùng ổ dịch gặp khó khăn.

Điều này có thể ảnh hưởng tới việc triển khai các biện pháp kiểm soát dịch bệnh.

Mặt khác, người dân và người chăn nuôi, buôn bán, vận chuyển, g.iết mổ gia cầm có thể chủ quan cho rằng gia cầm khỏe mạnh nên không áp dụng các biện pháp dự phòng thường quy như đeo khẩu trang, găng tay, rửa tay… khi tiếp xúc gần. Từ đó làm gia tăng nguy cơ nhiễm bệnh.

Vì vậy, Tiến sỹ Nguyến Lương Tâm khuyến cáo: Người dân và những người chăn nuôi, buôn bán, vận chuyển, g.iết mổ gia cần nghiêm túc tuân thủ những biện pháp phòng bệnh thường quy khi tiếp xúc gần với gia cầm, khi đến những khu vực nguy cơ cao như chợ hoặc khu vực bán gia cầm và động vật sống.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Theo ghi nhận của y văn thế giới, các chủng cúm gia cầm có kháng nguyên H5, H7 và H9 có thể lây sang người. Trong đó, chủng H5 có độc lực cao, thường gây ổ dịch lớn và làm c.hết gia cầm hàng loạt, gây triệu chứng nặng và tỉ lệ t.ử v.ong rất cao khi lây nhiễm sang người.

Chủng H7 và H9 có độc lực thấp, thường gây bệnh nhẹ, hiếm khi gây c.hết hàng loạt cho gia cầm. Kết hợp với các chủng này là các phân tuýp kháng nguyên N từ 1 đến 9.

“Sự kết hợp, tái tổ hợp kháng nguyên H và N có thể tạo ra nhiều loại cúm gia cầm lây nhiễm sang người. Hiện tại trên thế giới, ở một số nước, virus cúm gia cầm còn được ghi nhận trên động vật là H5N1, H5N6, H5N8, H7N9, H9N2,” Phó Cục trưởng Nguyễn Lương Tâm thông tin.

nghiem tuc tuan thu nhung bien phap phong benh khi tiep xuc gan voi gia cam d90 7135371

Tiêm phòng cho gia cầm. (Ảnh: Hồng Thái/TTXVN)

Rất nhiều chủng virus cúm lây lan sang người, nhưng chủ yếu vẫn là H5N1, H7N9 và H9N2. Gần đây, trên thế giới gia tăng các ca nhiễm cúm gia cầm H9N2.

Từ năm 2015 đến nay, ở khu vực Tây Thái Bình Dương ghi nhận 98 trường hợp mắc cúm A/H9N2 (bao gồm 2 trường hợp t.ử v.ong, cả 2 đều là bệnh nhân có bệnh nền), trong đó 96 trường hợp bệnh được ghi nhận ở Trung Quốc và 2 trường hợp ại Campuchia.

Hiện tại, chưa có bằng chứng cho thấy cúm A/H9N2 lây từ người sang người.

Trên thế giới, từ cuối năm 2023 đến nay, tình hình dịch cúm gia cầm trên động vật diễn biến phức tạp, không chỉ có nhiều đợt bùng phát cúm trên gia cầm ở tất cả các khu vực mà còn ghi nhận sự lây truyền cho các loại động vật có vú ngày càng gia tăng.

Tại Mỹ, ghi nhận rải rác các trường hợp nhiễm cúm A/H5N1 lây từ gia súc ở nhiều bang. Tại châu Á, tiếp tục ghi nhận các đợt bùng phát dịch cúm trên gia cầm gây ra bởi nhiều chủng virus cúm A như H5N1, H5N6, H5N8, H3N2, H9N2, H10N3…

Một số quốc gia giáp biên giới với Việt Nam tiếp tục ghi nhận các ca cúm gia cầm trên người, gồm H5N1 và H9N2.

Theo Bộ Y tế, hiện đang là giai đoạn chuyển mùa. Thời tiết thay đổi bất thường là điều kiện thuận lợi cho các loại mầm bệnh phát triển, gia tăng sự tương tác giữa các chủng virus cúm cùng với nguy cơ lây nhiễm sang các loài động vật có vú.

Bộ Y tế nhận định trong thời gian tới vẫn tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm các chủng virus cúm gia cầm sang người.

Vì bệnh cúm gia cầm trên người hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chưa có vaccine phòng bệnh, nên người dân không ăn gia cầm, các sản phẩm gia cầm ốm, c.hết và không rõ nguồn gốc; đảm bảo ăn chín, uống sôi; rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn.

nghiem tuc tuan thu nhung bien phap phong benh khi tiep xuc gan voi gia cam b65 7135371

Các công đoạn vận chuyển và g.iết mổ gia cầm tuyệt đối tuân thủ các biện pháp dự phòng dịch bệnh thường quy. (Ảnh: Thanh Thương/TTXVN)

Người dân không g.iết mổ, vận chuyển, mua bán gia cầm và sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc; hạn chế tiếp xúc, g.iết mổ, ăn các loại động vật hoang dã, đặc biệt là chim. Khi phát hiện gia cầm ốm, c.hết, người dân tuyệt đối không được g.iết mổ, sử dụng mà phải thông báo ngay cho chính quyền địa phương, đơn vị thú y.

Người chăn nuôi, buôn bán, vận chuyển và g.iết mổ gia cầm tuyệt đối tuân thủ các biện pháp dự phòng dịch bệnh thường quy.

Chuyên gia khuyến khích người dân đeo khẩu trang khi đi vào chợ gia cầm, khu vực buôn bán gia cầm sống; rửa tay bằng xà phòng sau khi tiếp xúc với gia cầm hoặc sau khi đi vào chợ.

Khi có biểu hiện giống cúm như sốt, ho, đau ngực, khó thở, người dân phải đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *