Cứu sống 1 bệnh nhân bị suy thận cấp do uống ít nước

Chiều 29-5, lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa cho biết, đội ngũ y, bác sĩ Khoa Hồi sức Tích cực – Chống độc của bệnh viện cứu sống 1 trường hợp bệnh nhân suy thận cấp do thói quen uống ít nước.

Theo đó, ngày 28-5, bệnh nhân N.N.H. (37 t.uổi, phường Cam Phú, TP. Cam Ranh) vào viện trong tình trạng suy thận cấp với những biến chứng nghiêm trọng. Qua khai thác thông tin, bệnh nhân có t.iền sử khỏe mạnh, làm nghề lao động tự do, thời gian gần đây làm việc ngoài trời liên tục hơn 8 tiếng mỗi ngày nhưng có thói quen uống ít nước. Trong lúc đang làm việc, bệnh nhân cảm thấy mệt nhiều, buồn nôn, đau tức vùng thượng vị, khó thở, vã mồ hôi được đưa vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Sau khi thăm khám lâm sàng kết hợp xét nghiệm, các bác sĩ đ.ánh giá đây là tình trạng suy thận cấp trước thận với biến chứng tăng Kali m.áu nặng (Kali: 7.42mmol/L), đã bắt đầu có dấu hiệu rối loạn nhịp tim. Nguyên nhân ban đầu được đ.ánh giá là do thói quen uống ít nước, đặc biệt khi thời tiết nắng nóng như hiện nay. Sau 12 giờ điều trị tích cực, truyền dịch theo dõi sát, điều trị tăng Kali m.áu, tình trạng bệnh nhân đã có sự cải thiện đáng kể, sức khỏe ổn định dần, đã ghi nhận có nước tiểu, chỉ số Kali m.áu đã trở về bình thường.

cuu song 1 benh nhan bi suy than cap do uong it nuoc 06b 7174702

Sau khi được điều trị tích cực, bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch.

Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Lương Kỷ – Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Trưởng Khoa Hồi sức Tích cực – Chống độc khuyên, thời tiết nắng nóng, người dân nên uống nước đều đặn trong ngày, chủ động uống ngay cả khi không khát để duy trì độ ẩm cho cơ thể, nên uống thêm tùy thuộc vào mức độ hoạt động thể lực.

Bên cạnh đó, chú ý trang bị đầy đủ bảo hộ lao động, các biện pháp chống nắng và mang nước theo bên mình khi tham gia các hoạt động ngoài trời, đặc biệt trong thời tiết nắng nóng dễ mất nước như hiện nay để tránh dẫn đến hậu quả như trên.

Người đàn ông ngất xỉu khi đang chạy vì sai lầm thường gặp

Đang tham gia giải chạy Maraton phong trào, người đàn ông 37 t.uổi bỗng ngất xỉu, khi đưa vào viện cấp cứu thì phát hiện bị suy thận cấp, cần lọc m.áu.

Bác sĩ Đỗ Quốc Phong, Phó Khoa Hồi sức tích cực và Chống độc, Bệnh viện E (Hà Nội) cho biết, các bác sĩ vừa cấp cứu một bệnh nhân nhập viện trong tình trạng kích thích, vật vã, mất nước khi đang tham gia một giải chạy phong trào.

Theo đó, bệnh nhân N.M.H (37 t.uổi, trú tại Hà Nội) đang chạy thì thấy chóng mặt, choáng váng và ngất xỉu, được sơ cứu tại bệnh viện gần điểm chạy sau đó chuyển tới Bệnh viện E.

Tại đây, bệnh nhân H. có biểu hiện kích thích vật vã, được đ.ánh giá mất nước, mạch nhanh, huyết áp tụt. Bác sĩ chẩn đoán sơ bộ anh bị sốc choáng, giảm khối lượng tuần hoàn do hoạt động thể lực gắng sức, theo dõi tình trạng tiêu cơ vân.

Xét nghiệm m.áu cho thấy bệnh nhân có dấu hiệu toan chuyển hóa, suy thận cấp, tăng CK m.áu (một loại enzyme xúc tác phản ứng sinh hóa của cơ thể). Bệnh nhân đã được bác sĩ chỉ định điều trị tích cực, lọc m.áu. Hai tuần sau, tình trạng bệnh nhân cải thiện, có nước tiểu.

nguoi dan ong ngat xiu khi dang chay vi sai lam thuong gap 77e 7009729

Bệnh nhân được cấp cứu, điều trị tại Bệnh viện E. Ảnh BVCC

Bệnh nhân H. có t.iền sử khỏe mạnh, bản thân anh cũng thường xuyên luyện tập. Tuy nhiên, trước giải chạy ba ngày, bệnh nhân có bị sốt. Hết sốt, anh H. nghĩ mình đã khỏe nên tham gia giải chạy.

Các bác sĩ cho rằng đây là sai lầm của bệnh nhân và rất nhiều người đang mắc phải đã vô tình gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Theo bác sĩ Phong, mỗi năm khoa Hồi sức tích cực và Chống độc đều tiếp nhận 4-5 bệnh nhân vào cấp cứu do sốc, choáng do vận động gắng sức. Trường hợp như anh H. cũng không phải hiếm gặp.

“Bất cứ ai khi tham gia hoạt động thể lực gắng sức đều có thể dẫn tới choáng, sốc, giảm thể tích tuần hoàn. Bệnh nhân sẽ có dấu hiệu choáng váng, mạch nhanh, ngất. Nếu không được cấp cứu kịp thời có thể tử vong”, bác sĩ Phong chia sẻ.

Bác sĩ Phong cũng cho biết, thời gian gần đây có nhiều giải chạy phong trào với sự tham gia đông đảo, thậm chí hàng chục nghìn người.

Bác sĩ Phong cảnh báo chạy thể dục, thể thao tốt cho sức khỏe nhưng việc chạy cần phù hợp với sức khỏe của mình, không cố chạy gắng sức để đặt mục tiêu của bản thân mà quên đi thể lực hiện tại. Trước mỗi cuộc chạy, bạn cần chuẩn bị tập luyện thật kỹ càng, nâng dần dần độ khó.

“Khi tập thể lực, bạn cần chú ý tới các dấu hiệu như khát nước liên tục dù đã uống nước, choáng, mệt cần dừng lại. Sau khi tập luyện, nếu có biểu hiện đau cơ kéo dài, mệt mỏi, nước tiểu ít, nước tiểu có màu đỏ, người dân cần nhanh chóng tới cơ sở y tế để được bác sĩ can thiệp”, bác sĩ Phong khuyến cáo.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *