Theo ước tính y tế toàn cầu, năm 2019 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) được công bố mới đây cho thấy, các bệnh không lây nhiễm hiện chiếm 7 trong số 10 nguyên nhân gây t.ử v.ong hàng đầu trên thế giới. Trong khi đó, con số này là 4/10 vào năm 2000.
Các ước tính cho thấy, xu hướng trong 2 thập kỷ qua về tỷ lệ t.ử v.ong và tỷ lệ mắc bệnh do bệnh tật và thương tích gây ra, nhấn mạnh sự cần thiết phải tăng cường tập trung vào việc phòng ngừa và điều trị các bệnh tim mạch, ung thư, đái tháo đường và các bệnh hô hấp mạn tính, cũng như giải quyết các chấn thương ở tất cả các khu vực trên thế giới, như đã được đề ra trong Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên hợp quốc.
TS. Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng Giám đốc WHO cho biết: Những ước tính mới này là một lời nhắc nhở chúng ta cần nhanh chóng đẩy mạnh công tác phòng ngừa, chẩn đoán và điều trị các bệnh không lây nhiễm và nêu bật tính cấp thiết của việc cải thiện mạnh mẽ hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu một cách công bằng và toàn diện. Chăm sóc sức khỏe ban đầu là nền tảng quan trọng trong việc chống lại các bệnh không lây nhiễm và quản lý đại dịch toàn cầu.
Bệnh tim mạch vẫn là kẻ hại c.hết người số 1
Bệnh tim vẫn là nguyên nhân gây t.ử v.ong hàng đầu ở cấp độ toàn cầu trong 20 năm qua. Số ca t.ử v.ong do bệnh tim tăng hơn 2 triệu người kể từ năm 2000, lên gần 9 triệu người vào năm 2019. Bệnh tim hiện chiếm 16% tổng số ca t.ử v.ong do mọi nguyên nhân.
Bệnh đái tháo đường và sa sút trí tuệ lọt vào top 10
Bệnh Alzheimer và các dạng sa sút trí tuệ khác hiện nằm trong số 10 nguyên nhân gây t.ử v.ong hàng đầu trên toàn thế giới, đứng thứ 3 ở cả châu Mỹ và châu Âu vào năm 2019. Trên toàn cầu, 65% trường hợp t.ử v.ong do bệnh Alzheimer và các dạng sa sút trí tuệ khác là phụ nữ.
T.ử v.ong do bệnh đái tháo đường tăng 70% trên toàn cầu từ năm 2000 đến 2019, với tỷ lệ t.ử v.ong ở nam giới tăng 80%.
Bài Viết Liên Quan
- Loại gia vị quen thuộc gây tổn thương gan nếu dùng quá đà
- Bưởi có nhiều công dụng nhưng lại phản tác dụng với những người này
- Bắt trẻ tự kỷ học xiếc, sống xa bố mẹ là sự thiệt thòi lớn với trẻ
Bệnh tim mạch là nguyên nhân hàng đầu gây t.ử v.ong.
Các bệnh truyền nhiễm giảm, nhưng vẫn là thách thức lớn
Năm 2019, viêm phổi và các bệnh n.hiễm t.rùng đường hô hấp dưới khác là nhóm bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất và cùng được xếp hạng là nguyên nhân gây t.ử v.ong thứ 4. Tuy nhiên, so với năm 2000, n.hiễm t.rùng đường hô hấp dưới đã giảm so với trước đây. Số ca t.ử v.ong trên toàn cầu giảm gần nửa triệu người.
Mức giảm này phù hợp với sự sụt giảm tỷ lệ phần trăm t.ử v.ong chung trên toàn cầu do các bệnh truyền nhiễm gây ra. Ví dụ, HIV/AIDS giảm từ nguyên nhân thứ 8 gây t.ử v.ong vào năm 2000 xuống thứ 19 trong năm 2019.
Sự giảm này phản ánh thành công của những nỗ lực ngăn ngừa lây nhiễm, xét nghiệm virus và điều trị căn bệnh này trong 2 thập kỷ qua. Mặc dù nó vẫn là nguyên nhân gây t.ử v.ong đứng thứ 4 ở châu Phi, nhưng số người c.hết đã giảm hơn 1 nửa, giảm từ hơn 1 triệu người vào năm 2000 xuống còn 435.000 người vào năm 2019.
Bệnh lao cũng không còn nằm trong top 10 toàn cầu, rơi từ vị trí thứ 7 vào năm 2000 xuống thứ 13 vào năm 2019, với tỷ lệ t.ử v.ong toàn cầu giảm 30%.
Tuy nhiên, nó vẫn nằm trong số 10 nguyên nhân gây t.ử v.ong hàng đầu ở các khu vực châu Phi và Đông Nam Á với nguyên nhân đứng thứ 8 và 5 tương ứng. Châu Phi đã chứng kiến sự gia tăng tỷ lệ t.ử v.ong do bệnh lao sau năm 2000, mặc dù con số này đã bắt đầu giảm trong vài năm gần đây.
Các ước tính mới cũng nhấn mạnh con số mà các bệnh truyền nhiễm vẫn còn ở các nước thu nhập thấp: 6 trong số 10 nguyên nhân t.ử v.ong hàng đầu ở các nước thu nhập thấp vẫn là các bệnh truyền nhiễm, bao gồm sốt rét (thứ 6), lao (thứ 8) và HIV/AIDS (thứ 9).
T.uổi thọ cao nhưng nhiều khuyết tật hơn
Các ước tính khẳng định xu hướng tăng t.uổi thọ: Năm 2019, con người sống lâu hơn 6 năm so với năm 2000, với mức trung bình toàn cầu là hơn 73 t.uổi vào năm 2019 so với gần 67 năm 2000. Nhưng trung bình, chỉ có 5 năm trong số những năm bổ sung đó con người được sống trong tình trạng khỏe mạnh.
Thật vậy, tình trạng khuyết tật đang gia tăng. Ở một mức độ lớn, các bệnh tật và tình trạng sức khỏe gây ra nhiều ca t.ử v.ong nhất là những bệnh gây ra số năm sống khỏe mạnh bị mất đi nhiều nhất.
Thương tật là một nguyên nhân chính khác gây tàn tật và t.ử v.ong: Thương tích giao thông đường bộ đã gia tăng đáng kể ở khu vực châu Phi kể từ năm 2000, với mức tăng gần 50% cả về số người c.hết và số năm sống khỏe mạnh bị mất. Trên toàn cầu, tỷ lệ t.ử v.ong do tai nạn giao thông đường bộ là 75% nam giới.
Ở châu Mỹ, sử dụng m.a t.úy đã nổi lên như một yếu tố góp phần đáng kể vào cả tàn tật và t.ử v.ong. Số ca t.ử v.ong do rối loạn sử dụng m.a t.úy đã tăng gần gấp 3 lần ở châu Mỹ từ năm 2000 đến năm 2019.
Rét đậm, hàng loạt bệnh có nguy cơ tăng nặng
Trong điều kiện thời tiết rét đậm, rét hại, không chỉ có bệnh đột quỵ, hô hấp gia tăng mà còn cả tăng huyết áp, hen phế quản, dạ dày, xương khớp… cũng tăng nặng.
Trẻ đợi khám bệnh tại BV Nhi T.Ư
TS. Lê Thị Hồng Hanh, Giám đốc Trung tâm Hô hấp (Bệnh viện Nhi T.Ư) cho biết, trong những ngày thời tiết lạnh, t.rẻ e.m dễ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp.
Trong đó đáng chú ý, viêm hô hấp trên hay gặp như viêm mũi, viêm họng, viêm amidan, viêm tai giữa. Bệnh viêm đường hô hấp dưới bao gồm viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, hoặc có những bệnh nhân nặng như viêm phế quản phổi. Nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời và đúng phương pháp thì trẻ có thể diễn biến nặng.
Để phòng tránh các bệnh cho trẻ nói chung, cũng như các bệnh về đường hô hấp, gia đình nên vệ sinh mũi, họng hàng ngày cho trẻ, giữ ấm nhưng không để cho trẻ nóng quá, cũng như không để trẻ bị nhiễm lạnh.
Bên cạnh đó, khi cho trẻ ra ngoài, cha mẹ nên mặc quần áo ấm, đeo khẩu trang cho trẻ phòng nhiễm lạnh ở mũi, miệng, phổi; quàng khăn ấm, đeo tất tay, tất chân, đội mũ cho trẻ .
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc phòng, chống các bệnh hô hấp, ngoài việc cho trẻ ăn đủ thịt, cá, trứng, sữa, cha mẹ cũng cần bổ sung các loại vitamin hoặc những chất khoáng, ăn rau và hoa quả, uống đủ nước có tác dụng tăng sức đề kháng cho trẻ. Trẻ nhỏ dưới 6 tháng nên cho bú sữa mẹ hoàn toàn nếu có thể.
Một biện pháp phòng, tránh bệnh hô hấp hiệu quả là cho trẻ đi tiêm phòng đầy đủ. Đặc biệt, tránh để trẻ tiếp xúc với những trẻ bị ốm, sốt, ho.
Bác sĩ Hanh khuyến có, nhiều cha mẹ mặc nhiều quần áo để giữ ấm cho trẻ, tuy nhiên khi trẻ đùa nghịch bị ra mồ hôi, rồi ngấm ngược vào quần áo, khiến trẻ dễ bị nhiễm lạnh. Khi trẻ bị ốm, có nhiều cha mẹ lại kiêng tắm cho con vì sợ tắm dễ bị nhiễm lạnh, điều này không hợp lý bởi cơ thể trẻ là cơ thể đang phát triển, nhất là nếu trẻ chơi đùa sẽ ra mồ hôi. Vì vậy, dù trẻ có bị sốt hay ho, viêm mũi, họng cha mẹ vẫn nên lau người, thay quần áo sạch sẽ hằng ngày cho con. Hoặc cha mẹ có thể tắm cho trẻ ở trong phòng ấm, tắm nhanh, lau người khô, mặc quần áo ấm, như thế sẽ an toàn cho trẻ.
Người già sức để kháng kém nên khi gặp lạnh đột ngột, cơ thể khó lấy lại được cân bằng, dễ nhiễm khuẩn đường hô hấp nhất là bệnh viêm phổi tắc nghẽn mạn tính dễ dẫn tới t.ử v.ong (khó thở, đờm đặc). Viêm phổi ở người già thường nặng và điều trị khó hơn, nhưng triệu chứng lại thường không rõ ràng, nhiều cụ chỉ hơi ho, mệt mỏi, không sốt hoặc sốt nhẹ nhưng khi nhập viện đã trong tình trạng viêm đường hô hấp, viêm phổi bội nhiễm rất nặng…
Hơn nữa, khi trời trở lạnh, nhiệt độ giảm thấp, cần lưu ý bởi có nhiều bệnh sẽ trở nên nặng hơn, có nguy cơ biến chứng nguy hiểm gồm: Tăng huyết áp, hen phế quản, COPD (gây co thắt phế quản, dễ suy hô hấp), bệnh viêm xoang, viêm mũi, đau dạ dày, đau các khớp cổ chân, cổ tay, khớp gối, khớp khuỷu tay, cột sống, các khớp ngón tay, ngón chân… và bệnh da liễu: tăng sừng…
Hiện nay, nhiều người dân vẫn có thói quen tự ý mua thuốc trong đó có cả thuốc kháng sinh để điều trị các bệnh đường hô hấp. Nguy hại hơn, nhiều người còn sử dụng đơn thuốc cũ dù không có chỉ định của bác sĩ để uống, điều này hết sức nguy hiểm.
Điều này dẫn đến làm tăng khả năng vi khuẩn kháng lại thuốc kháng sinh trong cộng đồng, khiến những người không may mắc bệnh sẽ gặp nhiều khó khăn trong điều trị. Do đó, khi có các triệu chứng của bệnh, người bệnh không được tự ý sử dụng thuốc kháng sinh mà phải đi khám bệnh và được bác sĩ kê đơn thuốc. Việc làm này vừa tránh cho bệnh tiến triển nặng gây biến chứng, lại vừa tránh lây bệnh của mình sang những người xung quanh.