Sinh con đứa mất khi vừa chào đời, đứa bại não, mẹ bất ngờ khi biết lý do

Hai lần liên tiếp, chỉ sau sinh khoảng 2-3 ngày, các con của chị Nga đều xuất hiện tình trạng vàng da, bỏ bú, mắt trợn ngược…

Năm 2004, khi con trai đầu tròn 2 t.uổi, chị Vũ Thị Nga (37 t.uổi, ở Phú Xuyên, Hà Nội) mang thai bé thứ hai, sinh con ở trạm y tế xã.

Chào đời tròn 3 ngày, em bé xuất hiện tình trạng vàng da, bỏ bú, mắt trợn ngược. Chị Nga vội đưa con lên bệnh viện huyện, bệnh viện tỉnh, rồi Bệnh viện Nhi Trung ương cấp cứu. Trên đường tới cơ sở y tế tuyến cuối, em bé qua đời.

Năm 2005, chị Nga mang thai lần ba. Em bé sinh ra có biểu hiện tương tự người anh trước, cùng bị vàng da, bỏ bú sau sinh. Lần này, khi đưa con lên Bệnh viện Nhi Trung ương, cơ hội cấp cứu vẫn còn.

Tuy nhiên, em bé lại có di chứng là bại não. 15 năm nay, cháu chỉ có thể nằm một chỗ, mọi sinh hoạt cá nhân phải phụ thuộc hoàn toàn vào bố mẹ.

“Tôi rất đau đớn, không hiểu nguyên nhân vì sao. Người trong làng đồn rằng có thể do bố tôi đi bộ đội nên thế hệ các cháu bị nhiễm chất độc da cam” , chị tâm sự.

Bài Viết Liên Quan

sinh con dua mat khi vua chao doi dua bai nao me bat ngo khi biet ly do 613 5501487

Chị Vũ Thị Nga – Ảnh: N.Liên

Nỗi sợ hãi đeo bám vợ chồng chị Nga suốt nhiều năm về sau. Tới năm 2018, chị Nga mang thai lần bốn. Quyết tâm giữ con, khi thai 12 tuần, chị tới Bệnh viện Phụ sản Hà Nội để xin tư vấn thai kỳ.

Lúc này, sản phụ mới biết mình mang nhóm m.áu hiếm B Rh(D) âm.

Các bác sĩ cho hay, bất đồng nhóm m.áu của mẹ con, khi chị Nga mang nhóm m.áu Rh(D) âm, còn chồng, con mang nhóm m.áu Rh(D) dương chính là nguyên nhân gây nên tình trạng của các em bé ở lần mang thai thứ hai, thứ ba.

Ngay lập tức, chị được giới thiệu sang Viện Huyết học – Truyền m.áu Trung ương để làm xét nghiệm và tư vấn.

ThS. BS. Hoàng Thị Thanh Nga, Phó trưởng khoa Huyết thanh học nhóm m.áu, Viện Huyết học – Truyền m.áu Trung ương, thông tin, cơ chế gây nên tình trạng bất đồng nhóm m.áu của mẹ con là mẹ và con có bất đồng kháng nguyên hồng cầu, tức trên bề mặt hồng cầu người mẹ vắng mặt kháng nguyên nhóm m.áu mà trên bề mặt hồng cầu người con có.

Nếu hồng cầu của con lọt vào hệ tuần hoàn của mẹ (thông qua chuyển dạ đẻ, các sang chấn sản khoa hoặc các thủ thuật làm lưu thông m.áu của mẹ và con như chọc ối, sinh thiết gai rau …), cơ thể mẹ sẽ nhận kháng nguyên hồng cầu của con là “lạ” và sinh ra kháng thể miễn dịch, chống lại kháng nguyên hồng cầu của con.

Kháng thể miễn dịch này dễ dàng đi qua hàng rào rau thai vào cơ thể con, gắn lên bề mặt hồng cầu của trẻ và gây vỡ. Bất đồng nhóm m.áu của mẹ con thể nặng sẽ dẫn đến tình trạng thai lưu, phù thai. Ở thể nhẹ, trẻ thường bị bệnh vàng da, tan huyết sau sinh.

Bác sĩ Nga nhấn mạnh, trường hợp trẻ sơ sinh vàng da, tan huyết do bất đồng nhóm m.áu của mẹ con, nếu không được điều trị kịp thời, sản phẩm phá huỷ của hemoglobin là billirubin tăng cao quá mức cho phép trong m.áu sẽ tích tụ trong tổ chức thần kinh giàu lipid. Điều này gây ra tình trạng chậm phát triển trí tuệ hoặc t.ử v.ong ở trẻ.

Thông thường, em bé ở lần mang thai đầu tiên ít có nguy cơ bị bệnh vàng da tan huyết do bất đồng nhóm m.áu của mẹ con so với em bé ở những lần mang thai tiếp theo.

sinh con dua mat khi vua chao doi dua bai nao me bat ngo khi biet ly do 1e2 5501487

Trẻ sơ sinh bị vàng da – Hình minh họa

Nữ bác sĩ cho hay, trường hợp sản phụ Vũ Thị Nga là ví dụ rất điển hình của bất đồng nhóm m.áu của mẹ con hệ nhóm m.áu Rh.

“Thật đáng tiếc khi ba lần mang thai đầu tiên, sản phụ không được làm xét nghiệm nhóm m.áu để phát hiện nhóm m.áu hiếm, từ đó có biện pháp dự phòng kịp thời” , bác sĩ Nga nói.

Theo đó, nếu sản phụ được quản lý thai kỳ sớm ở những cơ sở y tế tuyến cao hơn và được can thiệp kịp thời sau sinh, các em bé trước có thể tránh được hậu quả đáng tiếc.

Với trường hợp em bé ở lần mang thai thứ tư, ngay khi tiếp nhận, các bác sĩ Viện Huyết học – Truyền m.áu Trung ương đã tiến hành xét nghiệm và liên tục làm hiệu giá kháng thể miễn dịch chống D để theo dõi, quản lý thai phụ.

Trong những lần đ.ánh giá đầu (từ tuần thai 20 đến tuần thai 32), chỉ số này luôn ổn định ở mức 32. Tuy nhiên, đến tuần thai thứ 35, con số tăng vọt lên 128, ngưỡng có nguy cơ phá huỷ các tế bào hồng cầu của con.

Ngay lập tức, các bác sĩ liên hệ ngược lại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội để đ.ánh giá tình trạng phát triển thai nhi. Đúng ngày 23/3/2019, khi có dấu hiệu suy thai, sản phụ Nga được chuyển sang Bệnh viện Phụ sản Hà Nội mổ lấy thai.

B.é t.rai 2,8kg chào đời, dù vẫn bị vàng da, nhưng do được quản lý từ tuần thứ 12 thai kỳ nên không để lại hậu quả. Ngay sau sinh, bé được chuyển sang Bệnh viện Nhi Trung ương, điều trị chiếu đèn, dùng IVIG (thuốc gây miễn dịch thụ động), không phải thay m.áu. Sau 3 ngày, em bé khỏe mạnh ra viện.

Đến nay, cậu bé đã được gần 2 t.uổi, rất thông minh, nhanh nhẹn và đáng yêu.

ThS. BS. Hoàng Thị Thanh Nga khuyến cáo, việc phát hiện sớm, điều trị kịp thời giúp cứu sống và không để lại di chứng cho trẻ trong trường hợp bất đồng nhóm m.áu của mẹ con.

Bởi vậy, người dân nên sớm làm xét nghiệm xác định nhóm m.áu. Nếu thuộc nhóm m.áu hiếm, nên tới bệnh viện tuyến cao quản lý thai kỳ, xin tư vấn để có những dự phòng phù hợp.

Kỷ niệm khó quên về những lần hiến m.áu của người có nhóm m.áu hiếm

Trong ánh sáng chỉ còn lờ mờ của buổi chiều tà và cơn mưa rả rích, người đàn ông tên Tuấn ở Yên Bái đã đi qua những cung đường núi ngoằn ngoèo với chiều dài gần 40km để hiến m.áu. Lý do anh phải “vượt khó” đi hiến m.áu bởi bệnh nhân là người thuộc nhóm m.áu hiếm.

Cho đến nay, anh Nguyễn Thanh Tuấn, 38 t.uổi, ở TP Yên Bái, tỉnh Yên Bái đã trải qua 10 lần hiến m.áu nhưng anh vẫn nhớ kỷ niệm về lần đi hiến m.áu đáng nhớ đó bởi sau lần ấy, trong “gia đình” người có nhóm m.áu hiếm O Rh (D) âm ở Yên Bái lại có thêm một thành viên cùng chia sẻ, gắn kết với nhau trong cuộc sống cũng như trong hoạt động hiến m.áu cho người trong cộng đồng.

Anh Tuấn kể lại, hôm ấy là vào buổi chiều anh có nhận được thông báo về một nữ sản phụ nhóm m.áu O Rh (D) âm đang trong tình trạng xuất huyết, cần gấp m.áu để truyền. Ngoài trời thì mưa và bóng tối bắt đầu lan tỏa nhưng anh không thể chần chừ vì bệnh nhân đang cần m.áu gấp, nếu chậm trễ có thể khiến người bệnh mất đi cơ hội sống.

“Đi quãng đường gần 40km từ TP Yên Bái đến xã Ba Khe, huyện Văn Chấn tôi không thể nghĩ gì khác ngoài việc đi thật nhanh để kịp đến truyền m.áu cho người bệnh. Trời thì mưa và tối nhưng tôi cố gắng đi nhanh nhất có thể. Khi đến nơi vừa may vẫn kịp, 300ml m.áu của tôi được truyền trực tiếp cho sản phụ và cứu sống được cả 2 mẹ con”-anh Tuấn mừng rỡ.

ky niem kho quen ve nhung lan hien mau cua nguoi co nhom mau hiem 192 5482472

Anh Nguyễn Thanh Tuấn chia sẻ về kỷ niệm những lần đi hiến m.áu.

Qua cơn nguy kịch, sản phụ tỉnh táo, khỏe mạnh, gia đình sản phụ tìm gặp anh Tuấn và xúc động cảm ơn mãi không dừng vì nhóm m.áu hiếm thực sự khó tím. “Cảm giác của tôi lúc ấy thấy rất tuyệt vời, thú vị vì mình đã cứu sống được người khác. Khi đến hiến m.áu chưa biết bệnh nhân là ai nhưng lúc sau họ với mình đã trở nên thân thiết. Em gái này sau đó cũng được tôi vận động gia nhập CLB nhóm m.áu hiếm và chúng tôi coi nhau như người trong cùng một nhà”.

Đối với Trần Thị Phương Thảo, SN 1991 ở Hà Nội-người đã từng là Phó Chủ nhiệm CLB nhóm m.áu hiếm khu vực phía Bắc, đồng thời là Trưởng nhóm B Rh(D) âm thì trong 8 năm tham gia CLB kỷ niệm mà cô nhớ nhất là đã huy động 5 người đến hiến m.áu cho 1 bệnh nhân bị xuất huyết ồ ạt không cầm tại BV Trung ương Quân đội 108.

Thảo cho biết, ngay từ khi còn là sinh viên y khoa, lúc biết nhóm m.áu của mình cô đã ý thức được việc vai trò quan trọng của m.áu đối với người bệnh. Năm 2012 cô tham gia vào CLB nhóm m.áu hiếm và trải qua 9 lần hiến m.áu, mỗi lần là một câu chuyện, một hoàn cảnh ngặt nghèo khác nhau.

Đặc biệt nhất là trường hợp một bệnh nhân bị ung thư gan ở BV Trung ương Quân đội 108. Khi bác phát bệnh đã nặng, m.áu c.hảy ồ ạt không cầm. Nhận được tin báo có người cần m.áu, Thảo đã huy động tất cả các bạn trong CLB có khoảng 4-5 người đến thẳng BV để hiến m.áu.

“Gia đình trong hoàn cảnh đó rất hoảng loạn vì cùng lúc tiếp nhận nhiều thông tin: Bố ung thư gan, bị xuất huyết ồ ạt mà m.áu lại thuộc nhóm hiếm. Khi mình cùng các các bạn trong nhóm m.áu hiếm đến nơi, gặp gia đình bệnh nhân, mình đã động viên gia đình yên tâm, mình sẽ huy động các bạn đến để đáp ứng đủ m.áu. Ca bệnh đó dù kết quả bệnh nhân không qua khỏi do bệnh nặng nhưng lượng m.áu truyền vào cũng giúp bệnh nhân cầm cự được thêm đến ngày hôm sau”-Thảo kể lại.

Cùng quan niệm hiến m.áu giúp người là để giúp chính mình, Đường Thị Yến, một giáo viên ở Vĩnh Lạc, Vĩnh Phúc cũng là thành viên CLB nhóm m.áu hiếm cho biết, bản thân khi là sinh viên đã tham gia vào các nhóm đi vận động hiến m.áu tình nguyện.

Đến nay, khi đã đi làm, lập gia đình nhưng Yến vẫn duy trì sinh hoạt trong CLB và vẫn hiến vào các dịp cần thiết khi cơ quan tổ chức. Với Yến sau mỗi lần hiến m.áu “thấy thoải mái và thấy giúp người khác cũng là giúp chính mình”.

Theo thống kê, kể từ khi thành lập đến nay (năm 2007) với chỉ 20 thành viên, đến nay CLB Người nhóm m.áu hiếm khu vực phía Bắc đã phát triển với hơn 500 thành viên có nhóm m.áu hiếm Rh (âm). Tại Việt Nam, tỷ lệ nhóm m.áu Rh âm chỉ chiếm khoảng 0,07% dân số.

Như vậy, với hơn 96 triệu dân số Việt Nam thì chỉ có khoảng 700.000 người có nhóm m.áu Rh âm, bên cạnh nhóm m.áu Rh (D) âm còn nhiều nhóm m.áu hiếm khác như Rh-null, Rh (C) âm, Rh (E) âm, … Việc này đang làm ảnh hưởng và là thách thức vô cùng lớn đối với ngành y tế trong việc cấp cứu và điều trị người bệnh có nhóm m.áu hiếm.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *