Bắt đầu tư tối 7/1, Miền Bắc đón thêm một đợt không khí lạnh tăng cường với độ ẩm cao, được dự báo là sẽ gây rét buốt. Khi nhiệt độ xuống thấp sẽ gây ra một số tổn thương cho cơ thể.
Bài Viết Liên Quan
- Con gái kêu ngứa mắt, mẹ đưa con đi khám thì sợ hãi biết trong mắt bé có đến 20 con rận
- ‘Hai nhiều một ít’ giúp đảo trường thọ có số người sống lâu vượt trội
- Vai trò của tự xét nghiệm nhanh Covid-19 tại nhiều nước
Khi nền nhiệt độ thấp đi sẽ gây ra những tổn hại nhất định đối với sức khỏe. Ngoài những biểu hiện như cóng tay chân, cước tay chân co cứng khớp với những người có t.iền sử bệnh thì bạn cần đặc biệt quan sát tới những thay đổi khác của cơ thể, giảm thiểu ảnh hưởng của nhiệt độ thấp tới sức khỏe.
1. Giải thích cơ chế nhiệt độ thấp gây tổn hại tới sức khỏe
Theo các bác sĩ, mức độ tổn thương của cơ thể sẽ phụ thuộc vào mức độ nhiệt độ thấp bao nhiêu cũng như thời gian cơ thể bạn phải tiếp xúc với nhiệt độ thấp. Bên cạnh đó, các yếu tố như trang bị bảo hộ giữ ấm cho cơ thể cũng như tình trạng sức khỏe hiện tại: có đang mắc các bệnh mãn tính hay không,..
Hay nói cách khác, những yếu tố nguy cơ càng lớn thì mức độ tổn hại sức khỏe do nhiệt độ thấp gây ra cũng càng cao. Tương tự như việc nhiệt độ càng thấp tổn thương cũng càng nhiều
Nhiệt độ càng thấp nếu không có biện pháp bảo vệ đúng thì càng đây tổn thương nặng cho sức khỏe (Ảnh: Internet)
Bên cạnh đó, nhóm đối tượng có hệ miễn dịch suy yếu, chưa phát triển hoàn thiện như người già, phụ nữ mang thai hay t.rẻ e.m. Người đang mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường, suy giáp, tai biến mạch m.áu não, người từng có nhiều chấn thương xương khớp,, bệnh phổi hay bị suy giảm chức năng não bộ,.. cũng cần hết sức lưu ý khi nhiệt độ thấp, trời lạnh hơn.
2. Các mức độ tổn hại sức khỏe do nhiệt độ thấp gây ra và cách nhận biết
2.1. Mức độ nhẹ
Mức độ tổn thương nhẹ thường xảy ra khi nhiệt độ thấp là CÓNG. Người bị cóng thường có các biểu hiện như:
– Đau buốt
– Tím tái vùng cơ thể bị tiếp xúc với nhiệt độ lạnh.
Mức độ tổn thương nhẹ thường xảy ra khi nhiệt độ thấ là CÓNG (Ảnh: Internet)
Với mức độ tổn thương nhẹ này, nếu không có tổn thương mô xảy ra thì có thể hồi phục nhanh chóng sau khi được làm ấm. Trừ trường hợp bạn bị cóng trong thời gian dài và xảy ra lặp đi lặp lại liên tục thfi có thể gây ra hiện tượng teo mỡ hoặc mất lớp mỡ ở dưới da.
2.2. Mức độ trung bình
Mức độ tổn thương trung bình la LẠNH CỨNG. Khi vùng mô cơ thể gặp nhiệt độ lạnh xảy ra sự tắc nghẽn vi mạch hay còn gọi là thiếu oxy mô sẽ gây ra hiện tượng lạnh cứng.
Các mức độ của lạnh cứng bao gồm:
– Bị nề đỏ, nhưng không xảy ra hiện tượng hoại tử
– Nổi phỏng nước (bỏng lạnh), vùng da bị sung huyết và có thể hoại tử một phần ở vùng nông của bề mặt da
– Hoại tử da toàn bộ và hoại tử sâu dưới da, lúc này sẽ kèm theo những nốt xuất huyết
– Hoại tử sâu lan xuống phần xương khớp và cơ.
2.3. Mức độ nặng
Cước tay, chân, cước vùng da tiếp xúc với nhiệt độ thấp là tình trạng đầu chi xuất hiện phù nề dạng khu trú. Cước là tổn thương do nhiệt độ thấp gây ra, được chia thành 2 loại, cụ thể như sau:
– Cước cấp tính
Hình ảnh bàn chân bị cước sưng đỏ (Ảnh: Internet)
Là tình trạng tổn thương xuất hiện từ 12 – 24 giờ sau khi tiếp xúc với không khí lạnh. Tình trạng này có thể kéo dài từ 1 – 2 tuần.
– Cước mạn tính
Là tình trạng xảy ra do cơ thể tiếp xúc liên tục, nhiều lần với không khí lạnh gây ra các tổn thương mang tính dai dẳng thậm chí là có thể để lại các sẹo hay tổn thương dạng teo mô.
Cước dễ xảy ra ở đâu?
Thông thường những vùng da cơ thể tiếp xúc với nhiệt độ thấp sẽ dễ bị cước. Chẳng hạn như phần mặt trước của xương chày, mu bàn tay, mu bàn chân. Vì thế để phòng tránh cước chân tay khi trời lạnh cần chú ý giữ ấm những bộ phận này.
Cước lâu ngày tác động tới cơ thể như thế nào?
Về lâu dài nếu không được can thiệp đúng cách thì tình trạng cước lạnh có thể khiến vùng cước bị loét, chảy mái thậm chí là tạo sẹo và xơ ở các vùng bị tổn thương. Mặc dù ban đầu bạn có thể chỉ có cảm giác ngứa nhưng về lâu dài thì sẽ là cương tụ và đau nhiều hơn.
Ngoài ra, khi bị cước mà vẫn tiếp xúc với nhiệt độ thấp sẽ khiến hệ men chuyển hóa và hormone của cơ thể bị giảm hay ngừng hoạt động. Từ đó gây ra rối loạn nhịp tim, hạ huyết áp, bị suy hô hấp, xuất huyết tiêu hóa thậm chí là co giật, hôn mê và có thể t.ử v.ong nhanh chóng.
3. Cần xử trí thế nào với những tổn thương cơ thể do nhiệt độ thấp gây ra?
Khi phát hiện cơ thể có những tổn thương do nhiệt độ thấp gây ra cần có biện pháp can thiệp phù hợp. Tùy theo từng mức độ, nếu nặng bạn nên nhanh chóng đưa người bệnh tới cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ.
Nhanh chóng ủ ấm cho người bị cóng, cước chân tay do nhiệt độ thấp (Ảnh: Internet)
Nếu ở mức độ nhẹ, hãy nhanh chóng ủ ấm cơ thể và tránh xa khỏi luồng khí lạnh. Ngâm nước ấm khoảng 40 độ C từ 20 – 30 phút cũng là một giải pháp hợp lý. Lưu ý ngâm sao cho cơ thể chuyển từ tím tái sang hồng hào. Ngoài ra hãy cho bệnh nhân uống thức uống ấm.
Một sai lầm khi ủ ấm khi bị tổn thương do nhiệt là dùng nhiệt nóng, khô (đốt oxy) hay xoa bóp.
4. Phòng tránh tổn thương cơ thể vào trời lạnh
Vào những ngày nhiệt độ xuống thấp, cần có các biện pháp bảo hộ cơ thể kỹ càng khi ra ngoài trời. Nhất là những vùng cơ thể tiếp xúc thường xuyên với khí lạnh, chẳng hạn như mu bàn tay, bàn chân, đầu,… Tuy nhiên, cần tránh 3 sai lầm giữ ấm cơ thể chỉ khiến bạn lạnh hơn sau đây.
Đảm bảo cung cấp cho cơ thể đầy đủ năng lượng cần thiết cũng như lượng nước để ổn định quá trình trao đổi chất.
Đừng quên, nếu có biểu hiện cơ thể bị nhiễm lạnh cần nhanh chóng ngừng công việc và có biện pháp xử lý kịp thời.
5 nguyên tắc “sống còn” để người bệnh huyết áp không đột quỵ khi trời lạnh
Các nhà nghiên cứu cho rằng nhiệt độ thay đổi lạnh đột ngột khiến nguy cơ m.áu đông và tắc nghẽn động mạch tăng cao, trong khoảng thời gian 24h có thể tăng nguy cơ đột quỵ lên cao.
Điều chỉnh chế độ ăn uống
Chế độ ăn quá mặn, ăn nhiều chất béo gây tăng mỡ m.áu, xơ vữa động mạch là những nguyên nhân gây tăng huyết áp. Càng ăn mặn thì khối lượng m.áu càng tăng, áp lực lên thành mạch m.áu cũng tăng. Nếu mạch m.áu bị xơ cứng (xơ vữa), nhất là mạch m.áu ở não thì có thể bị vỡ, gây tai biến mạch m.áu não.
Ảnh minh họa
Người bệnh nên ăn nhiều rau quả (cam, quýt, bưởi dưa hấu) và chất xơ. Cần tây có tác dụng làm giãn mạch, lợi niệu và hạ huyết áp. Cải cúc chứa nhiều acid amin và tinh dầu, có tác dụng giảm huyết áp… Ngoài ra, người bệnh nên ăn cà chua, cà tím, cà rốt, hành tây, nấm hương, chuối tiêu, dưa hấu, dưa chuột.
Giư âm cơ thê mùa lạnh
Ảnh minh họa
Nên giữ nhiệt độ trong nhà thấp nhất là từ 16 đến 18 độ C, thương xuyên uống một ly nước nóng trước khi ngủ va dùng các thực phẩm và đồ uống nóng có thể giúp tăng năng lượng đồng thời giúp giữ ấm cho cơ thể. Mặc nhiều áo mỏng có thể giúp giữ ấm cho cơ thể hơn là mặc một chiếc áo dày, sắm một chiếc mũ len và một cái khăn quàng để giữ ấm cho đầu và cổ, hai vị trí dễ bị ảnh hưởng nhất khi nhiệt độ thay đổi.
Tập luyện và vận động nhẹ nhàng đều đặn
Ảnh minh họa
Tập luyện đều đặn và phù hợp với sức khỏe là rất quan trọng đối với người bị tăng huyết áp, giúp nâng cao khả năng chống lạnh và ổn định huyết áp. Người bệnh nên chọn hình thức tập luyện nhẹ nhàng, vừa sức như đi bộ, tập dưỡng sinh, thái cực quyền và khí công… Khi tập thể dục cũng phải chọn chỗ kín gió, ấm áp. Khởi động kỹ trước khi tập luyện. Nếu thời tiết quá lạnh hay nhiều gió có thể tập thể dục nhẹ nhàng trong nhà.
Hạn chế uống rượu, bia
Khi uống rượu, bia vào cơ thể sẽ nóng cho nên nhiều người thường nghĩ rằng vào mùa đông khi thời tiết lạnh uống rượu, bia sẽ tốt. Nhưng điều này hoàn toàn sai lầm, chất cồn có trong rượu sẽ làm huyết áp tăng cao, gây rối loạn nhịp tim, ảnh hưởng đến quá trình tuần hoàn m.áu lên não.
Tắm đúng cách vào mùa lạnh
– Không tắm và gội đầu cùng một lúc.
– Khi đói thì không được đi tắm hoặc vừa mới ăn xong cũng không nên đi tắm ngay mà cần ngồi nghỉ một lúc rồi mới tắm.
– Phải tắm nơi kín gió, ấm áp và không được tắm sau 10h đêm. Những ngày lạnh, khi vào ban đêm nhiệt độ xuống thấp sẽ khiến các mạch m.áu trong cơ thể co lại, ảnh hưởng đến quá trình lưu thông m.áu. Chính vì vậy, tắm vào thời điểm này rất nguy hiểm, thậm chí có thể gây t.ử v.ong cao.
– Dù cho vào mùa đông bạn tắm với nước nóng nhưng cũng không nên tắm quá lâu vì rất dễ khiến cơ thể mệt mỏi, nhiễm lạnh, dẫn tới rối loạn nhịp tim. Tốt nhất, chỉ nên tắm trong khoảng 10 phút và phải lau khô người ngay sau khi tắm.