Giữ sự sạch sẽ của nhà vệ sinh là rất quan trọng để ngăn ngừa một số bệnh và n.hiễm t.rùng như viêm gan.
Bài Viết Liên Quan
- Ba tầng cuối trị Covid-19 tại TP HCM ‘gần như hết công suất’
- Người phụ nữ 66 t.uổi thủng thực quản vì hóc xương cá
- Đề phòng biến chứng trong gây tê tủy sống
Giữ sự sạch sẽ của nhà vệ sinh là rất quan trọng để ngăn ngừa một số bệnh và n.hiễm t.rùng như viêm gan – ẢNH: SHUTTERSTOCK
Nguyên nhân là do một số mầm bệnh di chuyển trên bàn cầu, nút xả nước, vòi xịt, tay nắm cửa và các khu vực xung quanh lối đi, theo Boldsky .
Khi những vi khuẩn này dính lên da hoặc xâm nhập vào mũi, miệng hoặc mắt qua tay bị ô nhiễm, sẽ gây ra nhiều bệnh n.hiễm t.rùng và cả một số bệnh nghiêm trọng hoặc đe dọa tính mạng.
Sau đây là những bệnh nguy hiểm có thể lây lan khi sử dụng nhà vệ sinh bẩn, theo Boldsky .
1. Viêm họng hạt
Liên cầu là loại vi khuẩn phổ biến nhất được tìm thấy trong phòng vệ sinh. Nó là nguyên nhân chính của nhiều bệnh n.hiễm t.rùng, kể cả viêm họng hạt. Vì vi khuẩn rất dễ lây lan, nên nó có thể lây nhiễm cho một người qua các đồ vật trong phòng tắm bị ô nhiễm từ người bị bệnh chạm vào các đồ vật như tay nắm cửa, theo Boldsky .
2. Tiêu chảy
Khi đi du lịch đến một nơi có điều kiện vệ sinh kém, họ cũng có thể bị tiêu chảy do nhiễm vi khuẩn E. coli, Shigella hoặc một số ký sinh trùng có trên phân.
3. Bệnh lậu
Đây là một loại bệnh lây truyền qua đường t.ình d.ục có thể lây lan qua bệ ngồi trong nhà vệ sinh, theo Boldsky .
4. N.hiễm t.rùng da
Vi khuẩn Streptococci có thể gây n.hiễm t.rùng da từ nhẹ đến nặng như chốc lở và viêm mô hoại tử qua bồn cầu công cộng. Vi khuẩn cũng có thể gây ra nhọt ở mông và kích ứng vùng da quanh h.ậu m.ôn.
5. Viêm phổi
Một nghiên cứu đã chỉ ra sự hiện diện của vi khuẩn viêm phổi trên điện thoại di động của các nhân viên y tế.
Các vi khuẩn được dự đoán là đã truyền đến điện thoại từ nhiều nguồn bao gồm cả bệ ngồi trong nhà vệ sinh. Điều này có thể đã xảy ra khi một người đã sử dụng điện thoại di động trong khi đi tiểu và không rửa tay, theo Boldsky .
6. Rận mu
Rận mu chủ yếu được tìm thấy ở vùng lông mu. Chúng lây lan chủ yếu qua bệ xí hoặc quan hệ t.ình d.ục. Ngứa vùng kín vào ban đêm là triệu chứng chính của bệnh viêm nhiễm.
7. N.hiễm t.rùng đường tiết niệu
Thói quen đi vệ sinh kém có thể làm tăng nguy cơ n.hiễm t.rùng đường tiết niệu, theo Boldsky .
8. Ban đỏ
Liên cầu nhóm A là nguyên nhân chính gây ra bệnh ban đỏ. Chúng chủ yếu lây lan qua đường niêm mạc hoặc các giọt n.hiễm t.rùng như dịch tiết mũi, hắt hơi hoặc ho.
9. Ngộ độc thực phẩm
Tiêu thụ thực phẩm qua tay bị ô nhiễm có thể gây ngộ độc thực phẩm. Điều này xảy ra khi một người không rửa tay sau khi vào nhà vệ sinh công cộng. Việc truyền vi khuẩn Salmonella từ nhà vệ sinh có thể khiến người khác bị bệnh, theo Boldsky .
10. Viêm gan A
Viêm gan A lây truyền chủ yếu qua đường phân – miệng – ẢNH: SHUTTERSTOCK
Bệnh lây truyền chủ yếu qua đường phân – miệng. Các triệu chứng của n.hiễm t.rùng viêm gan A bao gồm sốt, buồn nôn và đau quặn bụng.
Thời gian ủ bệnh của virus kéo dài, đó là lý do tại sao việc nhiễm bệnh thường không được phát hiện, theo Boldsky .
11. Cảm cúm
Virus cảm cúm cũng là một trong những bệnh nhiễm virus phổ biến có thể lây lan khi sử dụng nhà vệ sinh bẩn. Chúng có thể gây ra các triệu chứng giống như cúm như nhức đầu, sốt, nghẹt mũi hay chảy nước mũi.
12. Đau quặn bụng
Đau quặn bụng có thể do nhiễm vi khuẩn E.coli qua bồn cầu bị ô nhiễm. Đôi khi, tiêu chảy có thể tiến triển và trở nên tồi tệ hơn gây ra những cơn đau quặn bụng dữ dội kèm theo phân có m.áu và nôn mửa, theo Boldsky .
Bệnh thuỷ đậu: Dấu hiệu nào cho thấy cần phải đến bệnh viện trước khi quá muộn?
Nhiều người lầm tưởng thuỷ đậu là một bệnh lành tính có thể tự khỏi sau một thời gian chăm sóc tại nhà mà không biết rằng nó có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.
Bài viết này sẽ liệt kê các dấu hiệu cho thấy bạn cần đến bệnh viện khi bị thuỷ đậu.
Bệnh thủy đậu do siêu virus Varicella Zoster, chỉ xuất hiện ở người và có khả năng lây lan mạnh. Virus thủy đậu tạo ra các mụn nước trên da và niêm mạc. Thời gian ủ bệnh kéo dài từ 10 đến 20 ngày trước khi xuất hiện các triệu chứng: Sốt, đau đầu, nổi ban ngứa…
Tuy nhiên, bệnh thủy đậu có thể gây ra các biến chứng như viêm phổi, viêm màng não, n.hiễm t.rùng da và m.áu… vô cùng nguy hiểm. Do đó, chúng ta cần theo dõi các triệu chứng của bệnh và đến bệnh viện ngay khi có dấu hiệu bất thường.
T.rẻ e.m là đối tượng dễ mắc bệnh thủy đậu. Tuy nhiên nguy cơ gây biến chứng nghiêm trọng lại thường gặp ở người lớn khi mắc bệnh. Thủy đậu đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai. Bởi nó có khả năng lây truyền từ mẹ sang con gây dị tật bẩm sinh ở trẻ. Do đó, khi xuất hiện các triệu chứng thủy đậu ở thai phụ bạn cần đến bệnh viện ngay để được điều trị kịp thời.
Bệnh thủy đậu, khi nào cần tới bệnh viện – Ảnh: Internet
Vì vậy, khi xuất hiện dấu hiệu nặng hoặc nghi ngờ biến chứng cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện để được điều trị sớm nhất.
Khi nào bệnh nhân thủy đậu cần tới bệnh viện?
Để xác định chẩn đoán chính xác bệnh thủy đậu, ngay khi xuất hiện các triệu chứng đầu tiên bạn cần tới bệnh viện để được thăm khám.
Các bác sĩ chuyên khoa sẽ chẩn đoán dựa trên các biểu hiện lâm sàng và xét nghiệm để đưa ra kết quả chính xác nhất. Đồng thời, người bệnh sẽ được hướng dẫn các phương pháp chăm sóc, điều trị phù hợp.
Ngoài ra với các trường hợp dưới đây, khi bị thủy đậu cần đưa tới bệnh viện để được điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nặng.
Bệnh thủy đậu ở phụ nữ mang thai rất nguy hiểm – Ảnh: Internet
1. Biến chứng nguy hiểm của thủy đậu đối với phụ nữ mang thai
Phụ nữ mang thai chưa bị thủy đậu, chưa tiêm phòng vaccine có nguy cơ bị phơi nhiễm cao khi tiếp xúc với bệnh nhân trong gia đình. Do đó, khi có người nhà bị thủy đậu, phụ nữ mang thai cũng là đối tượng cần tới bệnh viện hoặc cơ sở y tế để bác sĩ thăm khám, chẩn đoán bệnh.
Bên cạnh đó khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng bất thường bạn cũng cần tới bệnh viện ngay. Đây là cách xác định bệnh tốt nhất, loại trừ các nguy cơ gây biến chứng và ảnh hưởng đến thai nhi.
2. Khi bệnh có dấu hiệu n.hiễm t.rùng da
Dấu hiệu cơ bản của thủy đậu là các nốt ban đỏ đặc trưng trên cơ thể. Các nốt ban đỏ có dạng phỏng nước hình tròn, đường kính từ 1 – 3mm, gây ngứa rát, khó chịu.
Mặc dù rất đặc trưng nhưng khi thấy các nốt ban đỏ xuất hiện dày đặc, đau đớn, tiết chất dịch màu xanh bạn cần đưa bệnh nhân tới bệnh viện để được điều trị kịp thời. Bởi đây là dấu hiệu n.hiễm t.rùng da thứ phát rất nguy hiểm.
3. Biểu hiện của viêm màng não
Khi bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng như cổ cứng, buồn ngủ, dai dẳng, dật dờ… Bạn cần đưa bệnh nhân tới bệnh viện. Đây là các biểu hiện sớm của bệnh viêm màng não hoặc viêm não. Nếu không được điều trị kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Các dấu hiệu biến chứng do bệnh thủy đậu – Ảnh: Internet
4. T.rẻ e.m trong thời gian hồi phục xuất hiện lại các biểu hiện của giai đoạn khởi phát
Nếu bệnh nhân đang trong thời gian hồi phục sau thủy đậu nhưng sốt trở lại, kèm theo các biểu hiện buồn nôn, co giật, rối loạn ý thức,… cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được điều trị nhanh nhất.
Đây là dấu hiệu của hội chứng Reye, một căn bệnh nguy hiểm có khả năng gây t.ử v.ong. Triệu chứng này đôi khi xuất hiện sau khi bị nhiễm virus. Nhất là với những trường hợp đang điều trị aspirin.
5. Người lớn có dấu hiệu biến chứng nặng
Người lớn mắc bệnh thủy đậu có nguy cơ cao bị biến chứng nặng. Một số biến chứng nguy hiểm có thể kể đến như viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết.
Vì vậy, khi cơ thể xuất hiện những dấu hiệu bất thường cần đến ngay bệnh viện để được điều trị theo phác đồ cụ thể, hạn chế nguy cơ bị biến chứng.
Bệnh thủy đậu ở người lớn dễ gây biến chứng – Ảnh: Internet
Thực hiện tiêm vaccine phòng bệnh thủy đậu là biện pháp phòng tránh lâu dài, hiệu quả nhất. Vaccine có khả năng miễn dịch tuyệt đối với virus thủy đậu lên đến 90%. Chỉ có 10% người tiêm vaccin bị bệnh với các triệu chứng nhẹ, không gây biến chứng.
Ngoài ra, cần hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân thủy đậu để tránh lây lan. Những người mắc thủy đậu cần tự động cách ly, nghỉ học, nghỉ làm việc từ 7 – 10 ngày, kể từ khi xuất hiện triệu chứng.
Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn. Giặt giũ quần áo, vệ sinh đồ dùng cá nhân bằng nước nóng và phơi dưới ánh nắng mặt trời. Vệ sinh mắt, mũi, họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý. Giữ gìn nhà cửa sạch sẽ, thông thoáng. Vệ sinh đồ dùng sinh hoạt bằng chất sát khuẩn thông thường.
Bên cạnh đó, cần có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cùng chế độ tập luyện khoa học để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Đây là phương pháp phòng tránh các loại bệnh lâu dài, hiệu quả nhất.