Sau hai giờ đi xe máy từ Hà Nội về Phú Thọ giữa trưa nắng nóng, nam thanh niên bị ngất xỉu, nhập viện cấp cứu trong tình trạng đau đầu vật vã, sốt, mất ý thức, hôn mê sâu…, nguy cơ t.ử v.ong cao do sốc nhiệt.
Hôn mê sâu sau 2 giờ đi xe máy giữa trưa nắng
Sự việc xảy ra hôm 27/4, thời điểm nhiều địa phương trong cả nước nắng nóng gay gắt, nền nhiệt cao từ 39-42 độ C. Nam thanh niên đi xe máy từ Hà Nội về quê Phú Thọ đúng thời điểm nắng nóng nhất trong ngày, từ 12h -14h.
Người bệnh được đưa vào cấp cứu ban đầu tại Trung tâm y tế huyện, sau đó được chuyển vào Khoa Hồi sức tích cực – Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ trong tình trạng hôn mê sâu, Glasgow 5 điểm, thở qua bóp bóng, co giật toàn thân, nhiệt độ cơ thể 40,5 độ C, mạch nhanh, huyết áp tụt.
Tại đây, các bác sĩ đã thực hiện các biện pháp hồi sức và kiểm tra toàn diện để loại trừ tình trạng bất thường não, mạch não và các nguyên nhân khác.
Qua kết quả kiểm tra xác định người bệnh bị sốc nhiệt mức độ nặng, nguy cơ t.ử v.ong cao 30 – 40%.
Sau khi hội chẩn trong khoa, các bác sĩ đã áp dụng kỹ thuật hạ thân nhiệt chỉ huy để kiểm soát nhiệt độ cơ thể và các biện pháp hồi sức tích cực khác như thở máy, dùng thuốc vận mạch, lọc m.áu, bù nước, điện giải… nhằm điều chỉnh các rối loạn do tình trạng sốc và tăng thân nhiệt gây ra.
Sau 5 ngày duy trì hạ thân nhiệt chỉ huy, 2 ngày lọc m.áu và phối hợp các biện pháp điều trị cực, ý thức người bệnh tỉnh dần, các rối loạn dần ổn định. Đến ngày thứ 8, người bệnh rút được máy thở. Sau 22 ngày điều trị, hiện người bệnh đã được ra viện.
Nam thanh niên sốc nhiệt trong tình trạng nặng, hôn mê, phải thở máy ngay khi nhập Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ
Cảnh báo tình trạng sốc nhiệt trong mùa hè
Theo ThS.BS Nguyễn Duy Chinh, khoa Các bệnh mạch m.áu, Bệnh viện Tim Hà Nội cho biết thời tiết nắng nóng khiến nhiệt độ cơ thể tăng, bài tiết nhiều mồ hôi từ đó gây mất nước. Nếu người bệnh không bổ sung nước kịp thời sẽ khiến m.áu dễ bị kết dính và lưu thông kém. Hậu quả làm tăng huyết áp, dễ hình thành cục m.áu đông và gây tắc nghẽn mạch m.áu. Từ đó, tăng nguy cơ sốc nhiệt và đột quỵ.
Sốc nhiệt là tình trạng tăng thân nhiệt nghiêm trọng (>40 độ C) kèm theo rối loạn hoạt động của các cơ quan như thần kinh, hô hấp, tuần hoàn,… dẫn đến rối loạn ý thức hoặc hôn mê.
Hiện tượng này thường gặp trong mùa hè, đặc biệt trong những ngày nắng nóng cao điểm, nhiệt độ tăng cao đột ngột được hấp thụ từ bên ngoài cơ thể tại nơi làm việc hoặc trong môi trường nắng nóng thời gian dài.
Bởi mất kiểm soát nhiệt độ cơ thể nên sốc nhiệt có nguy cơ t.ử v.ong cao nếu không được điều trị nhanh chóng, đúng cách.
Dấu hiệu của người bị sốc nhiệt gồm:
Có dấu hiệu của sự kiệt sức
Nhiệt độ tăng lên 40 độ C hoặc cao hơn
Cảm thấy rất nóng và khô
Không đổ mồ hôi mặc dù cơ thể rất nóng
Thở gấp, nhanh hoặc hụt hơi
Dần mất tỉnh táo
Lên cơn co giật
Không phản ứng
Các chuyên gia y tế cũng khuyến cáo trong những ngày nắng nóng, nếu phải làm việc lâu ở ngoài trời, di chuyển một quãng đường dài thì cố gắng mỗi người phải có các biện pháp bảo vệ cơ thể như mặc quần áo bảo hộ lao động chống nắng, làm thông thoáng, che chắn, khi làm việc ngoài trời. Đặc biệt cần lưu ý uống đủ nước để phòng mất nước.
Gặp nạn khi đang làm việc, người đàn ông t.ử v.ong sau 1 giờ cấp cứu
Bệnh nhân vào viện trong tình trạng đa chấn thương, xương đùi biến dạng. Sau cấp cứu ngừng tuần hoàn không hiệu quả, người bệnh t.ử v.ong.
Ngày 27/4, Trung tâm Y tế huyện Cẩm Khê (Phú Thọ) đã tiếp nhận 2 bệnh nhân bị tai nạn lao động. Trường hợp thứ nhất là bệnh nhân V.V.L. (35 t.uổi, trú tại Đông Hưng, Thái Bình) vào viện lúc 10h17.
Theo lời người đi cùng, anh L. bị tai nạn lao động khi đang làm việc tại khu công nghiệp Cẩm Khê. Trong phòng xử lý nước xuất hiện cháy, nổ, bệnh nhân được phát hiện trong tình trạng bất tỉnh, nhiều gạch cát đè lên người. Những người có mặt tại hiện trường nhanh chóng đưa anh L. vào viện cấp cứu.
Khi vào viện, người bệnh hôn mê, mất ý thức. Toàn thân có tổn thương bỏng da, diện tích khoảng 80%. Trên người có nhiều vết thương, rách da c.hảy m.áu, gãy xương, biến dạng đùi phải.
Anh L. được cấp cứu ngừng tuần hoàn nhưng không hiệu quả, t.ử v.ong vào lúc 11h05.
Trường hợp khác là N.B.N. (33 t.uổi, trú tại Hạ Long, Quảng Ninh) vào cấp cứu do tai nạn lao động khí nổ, sập nhà. Sau tai nạn, bệnh nhân bất tỉnh, được xe cứu thương đưa vào viện. Người này được chẩn đoán bỏng nhiệt khô độ I, II, III, diện tích bỏng 89%, gian đoạn sốc bỏng, nhanh chóng được chuyển lên tuyến trên điều trị.