Một trong những đại sư nổi tiếng Trung Quốc đã chỉ ra những tác dụng của phơi nắng trong việc nuôi dưỡng những tế bào khỏe mạnh, đồng thời giảm sự hình thành của những khối u bướu ác tính.
Bài Viết Liên Quan
- ‘Nợ miễn dịch’ khiến gia tăng số trẻ mắc bệnh sau COVID-19
- 9 dấu hiệu bất thường ở chân cảnh báo cơ thể đang gặp vấn đề về sức khỏe
- 4 t.uổi đã viêm dạ dày, bác sĩ chỉ ra 4 nguyên nhân
Trong y học hiện đại cũng như y học cổ truyền, nhiều công trình nghiên cứu đã chỉ ra những tác dụng của phơi nắng đối với sức khỏe con người. Đặc biệt trong y học cổ truyền, việc bỏ ra 20 phút mỗi ngày để phơi nắng sẽ giúp bổ sung dương khí, ngăn ngừa ung thư và nhiều tác dụng khác.
Với Đông y, ánh nắng là món quà của sự sống, cho nên việc tiếp xúc với ánh mặt trời sẽ giúp kích thích nuôi dưỡng những tế bào khỏe mạnh. Tuy nhiên, việc phơi nắng hàng ngày đối với người Việt chưa được chú trọng.
Một khảo sát do Life Times và Sina Health thực hiện cho thấy đa số người dân đều không phơi nắng đủ thời gian, thậm chí tại Trung Quốc chỉ có 30% người trưởng thành thường xuyên phơi nắng nhưng lại không biết thời điểm tốt nhất để tắm nắng.
Tác dụng của phơi nắng đối với sức khỏe con người
Hầu hết rất ít người biết đến tác dụng của phơi nắng đối với sức khỏe cụ thể ra sao. Theo Quốc y đại sư nổi tiếng Trung Quốc, một trong những danh y đương đại Dương Lực (Yang Li), là giáo sư tại Trường Cao học của Học viện Khoa học Y tế Trung Quốc thì ánh mặt trời tác động tới từng tế bào trong cơ thể, phơi nắng 20 phút có thể làm thay đổi đáng kể cơ thể.
Y học hiện đại và y học cổ truyền đ.ánh giá cao những tác dụng của phơi nắng đối với sức khỏe con người. (Ảnh: Internet)
Mỗi ngày, bạn chỉ cần ở dưới ánh nắng từ 15-20 phút bất kể hoạt động nào, có thể nghỉ ngơi, lao động hoặc vui chơi. Việc phơi nắng 20 phút mỗi ngày mang lại rất nhiều lợi ích. Cụ thể:
1. Tăng cường khả năng miễn dịch
Theo Lương y Trung Quốc Dương Lực, việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có tác dụng trong việc bổ sung dương khí, thu nhận ánh sáng mặt trời để sinh ra dương quang.
Dương khí là yếu tố quyết định đến sự vận hành bình thường của các cơ quan nội tạng. Dương khí đầy đủ bao nhiêu, khả năng chống lại bệnh tật sẽ được cải thiện bấy nhiều. Dương khí thường được thu nhận từ bên ngoài, do đó ngoài việc tập luyện thì phơi nắng là cách rất tuyệt để rèn luyện thân thể, tăng cường hệ miễn dịch.
2. Tác dụng của phơi nắng trong việc kích hoạt vitamin D
Ánh nắng mặt trời không chỉ giúp sản sinh dương khí mà còn là một chất xúc tác giúp kích hoạt vitamin D, một trong những liều thuốc sức khỏe tự nhiên, rất tốt cho con người, đặc biệt là cho trẻ nhỏ.
Người thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời (không áp dụng cho trường hợp tiếp xúc vào khung thời gian có hại) sẽ tạo ra các thay đổi sinh lý. Một trong những thay đổi đó là giúp tăng tốc tuần hoàn m.áu, tăng khả năng sản xuất vitamin D, tăng hấp thụ canxi, tốt cho xương khớp, ngăn ngừa loãng xương ở người cao t.uổi và hạn chế nguy cơ còi xương, thiếu vitamin D ở trẻ.
Trẻ nhỏ phơi nắng đúng cách sẽ rất tốt cho sự phát triển. (Ảnh: Internet)
3. Ngăn ngừa cận thị
Một nghiên cứu của Đại học Quốc gia Úc đã chỉ ra rằng, người ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có nguy cơ bị cận thị cao hơn so với người thường xuyên tiếp xúc.
Trong các nghiên cứu được thực hiện, các nhà khoa học đã chỉ ra tác dụng của phơi nắng đối với sức khỏe đôi mắt. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, ánh nắng mặt trời giúp kích thích sản sinh dopamine, đây là hoạt chất giúp ngăn trục của mắt dài ra, ngăn chặn ánh sáng đi vào mắt khi chúng ta tập trung nhìn.
Chính vì vậy, việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, hoạt động ngoài trời nhiều hơn có thể làm giảm nguy cơ cận thị.
4. Giảm cảm lạnh
Tác dụng của phơi nắng rất rõ vào thời điểm mùa Đông bởi một nghiên cứu của Đại học Yale, Mỹ cho thấy tiếp xúc với ánh mặt trời có thể giúp giảm tác hại của virus cúm và các bệnh thông thường khác.
Việc duy trì lượng vitamin D cũng giúp hạn chế các tác nhân gây bệnh đau họng, cảm lạnh thông thường và ngạt mũi. So với những người ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, những người sống ở những nơi có nắng ít bị nhiễm virus cúm hơn.
5. Làm cho các mạch m.áu khỏe mạnh hơn
Phơi nắng làm các mạch m.áu khỏe hơn bởi người có lượng vitamin D cao sẽ tránh được nguy cơ mắc bệnh tim, suy tim và đột quỵ do cấu trúc mạch m.áu khỏe và ổn định.
Thực tế cho thấy, số lượng bệnh nhân nhồi m.áu cơ tim tăng lên đáng kể vào mùa đông khi tia cực tím tương đối thiếu. Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời ở các khoảng thời gian nhất định sẽ làm mạch m.áu hoạt động tốt hơn, giúp giảm viêm trong cơ thể.
Tác dụng của phơi nắng đối với sức khỏe con người. (Ảnh: Internet)
6. Giảm nguy cơ ung thư
Trường Đại học San Diego đã thực hiện nghiên cứu về tỷ lệ mắc bệnh ung thư của những người phụ nữ sống ở vĩ độ thấp và cao. Cho thấy những phụ nữ sống ở vĩ độ thấp (thời gian nắng trong năm nhiều) có nguy cơ ung thư buồng trứng thấp hơn so với những người sống ở vĩ độ cao (ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời do vùng xích đạo. Do vậy, việc tiếp xúc nhiều với ánh sáng mặt trời có lợi hơn cho việc ngăn ngừa ung thư.
7. Giảm bệnh trầm cảm, suy nhược tinh thần
Sống trong môi trường ánh sáng mặt trời đầy đủ sẽ giúp giảm trầm cảm và suy nhược tinh thần. Điều này do sự tiết tiết adrenaline, thyroxine và các hormone tuyến s.inh d.ục trong cơ thể tăng lên khi dành thời gian 10-15 phút để phơi nắng mỗi ngày.
Nhiều người bị mất ngủ, tức ngực và cáu kỉnh vào mùa đông và thời tiết mưa, trong khi đó vào mùa hè, nắng ấm thì các triệu chứng này lại giảm. Do vậy việc tiếp xúc với ánh nắng và dành thời gian hoạt động ngoài trời rất tốt cho những bệnh nhân bị trầm cảm hoặc trẻ tự kỷ.
Để đèn ngủ chăm trẻ sơ sinh rất thuận tiện, nhưng các mẹ sẽ không dám làm thế nữa sau khi biết 4 hiểm họa khôn lường này
Nguy hiểm nhất của việc bật đèn khi ngủ là nó có thể ảnh hưởng đến khả năng phát triển chiều cao của trẻ.
Nhiều bà mẹ bỉm sữa luôn có thói quen bật đèn ngủ cho trẻ sơ sinh. Bởi bật đèn suốt đêm sẽ thuận tiện hơn cho việc chăm con. Khi con ọ ẹ đòi bú, khi dậy thay tã, khi con đạp chăn… việc để đèn ngủ trong đêm sẽ giúp các mẹ theo dõi được con mà không cần ra khỏi giường để bật đèn. Tuy nhiên, việc cho trẻ sơ sinh ngủ cùng đèn ngủ thường xuyên lại gây ra những hiểm họa khôn lường, các mẹ cần hết sức lưu ý.
4 hiểm họa khi để trẻ sơ sinh ngủ với đèn ngủ suốt đêm
1. Ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch cơ thể của trẻ
Sau khi trẻ đi vào giấc ngủ, cơ thể sẽ tiết ra melatonin, chất này có thể khiến trẻ có chất lượng giấc ngủ tốt hơn và tránh gây tổn thương các tế bào cơ thể trẻ. Ngoài ra các nghiên cứu đã chứng minh rằng, những em bé ngủ đủ, ngủ sâu trong điều kiện không ánh sáng, cơ thể sẽ sản xuất lượng kháng thể chống virus cao gấp đôi những em bé khác. Vì vậy, để con có sức đề kháng tốt, mẹ nên đảm bảo ban đêm khi ngủ, bé không tiếp xúc với ánh sáng mạnh.
2. Ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của bé
Ánh sáng không tự nhiên vào ban đêm sẽ không chỉ ảnh hưởng đến quá trình bài tiết melatonin mà còn ảnh hưởng đến việc bài tiết hormone tăng trưởng, thậm chí một số hormone tăng chiều cao cho trẻ còn tiết ra nhiều nhất vào ban đêm.
Đối với trẻ sơ sinh, tốc độ phát triển trong 6 tháng đầu rất nhanh. Trong giai đoạn này, cha mẹ bật đèn cho con ngủ sẽ làm hormone tăng trưởng của trẻ bị suy giảm, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất bình thường của trẻ sơ sinh, chiều cao đương nhiên cũng bị ảnh hưởng.
Nên cho bé ngủ riêng trong nôi hoặc cũi đặt sát ngay giường bố mẹ để dễ dàng quan sát và chăm sóc con trong đêm (Ảnh minh họa).
3. Ảnh hưởng đến sự phát triển thị giác của trẻ
Một giấc ngủ dài dưới điều kiện vẫn có ánh sáng sẽ bất lợi cho sự phát triển thị giác của trẻ. Khi trẻ ngủ, cơ mi sẽ khép lại và đôi mắt bên trong hoàn toàn thư giãn. Vậy nhưng nếu ngủ dưới ánh sáng của đèn ngủ, vẫn có kích thích ánh sáng, đôi mắt bé vẫn sẽ tiếp tục hoạt động và cơ mi cũng không được nghỉ ngơi đầy đủ.
Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, khi mắt vẫn chưa thực sự ổn định, điều này có thể dễ dàng gây thiệt hại cho võng mạc, ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của tầm nhìn. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng đèn ngủ càng sáng sẽ làm càng tăng khả năng cận thị của trẻ theo cấp số nhân.
4. Ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và thói quen ngủ của bé
Khi trẻ được 2 tháng t.uổi, trẻ có thể dần dần học cách phân biệt giữa ngày và đêm. Nếu đèn ngủ sáng vào ban đêm và ánh sáng ban ngày chỉ có một chút khác biệt trẻ sẽ không phân biệt được đâu là ngày và đâu là đêm? Từ đó trẻ dễ hình thành thói quen “ngủ ngày cày đêm”. Đồng thời, chất lượng giấc ngủ của trẻ đương nhiên bị ảnh hưởng, cũng dễ khiến trẻ ngủ không ngon giấc.
Những nỗi lo lắng của cha mẹ khi bé ngủ và giải pháp
1. Bé thường xuyên thức giấc vào ban đêm cần được cho ăn và thay tã, việc bật tắt đèn thường xuyên luôn gây phiền phức.
Một chiếc túi ngủ không chỉ có thể giải quyết vấn đề t.rẻ e.m đạp chăn khi ngủ mà những người lớn chăm sóc trẻ cũng đỡ vất vả hơn (Ảnh minh họa).
Giải pháp: Cha mẹ có thể mua loại đèn ngủ có điều khiển từ xa hoặc kích hoạt bằng giọng nói. Bằng cách này, sau khi trẻ khóc, mẹ có thể bật đèn và quan sát tình trạng của trẻ.
2. Lo lắng vì bé “sợ bóng tối” và bất an
Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, cảm giác an toàn không đến từ ánh sáng, ánh sáng ban đêm chỉ khiến thị lực của trẻ bị hạn chế và nhận thức về ánh sáng cũng sẽ không còn nhạy cảm.
Ánh sáng ban đêm khi ngủ cũng ảnh hưởng đến thị lực của trẻ (Ảnh minh họa).
3. Lo lắng bé đạp chăn
Mặc dù một số bé chưa thể lật người nhưng khả năng dùng tay, chân đá vào chăn vẫn có. Đặc biệt trong mùa đông này, nếu bé đạp tung chăn bông cũng rất dễ bị cảm lạnh.
Giải pháp: Dùng túi ngủ. Một chiếc túi ngủ không chỉ có thể giải quyết vấn đề t.rẻ e.m đạp chăn khi ngủ mà những người lớn chăm sóc trẻ cũng đỡ vất vả hơn.
4. Lo lắng cho sự an toàn của trẻ
Vấn đề này chắc hẳn được hầu hết các bậc phụ huynh quan tâm nhất. Ở giai đoạn sơ sinh, bé chưa có ý thức về nguy hiểm chứ đừng nói đến khả năng tự bảo vệ mình. Vì vậy, bố mẹ sẽ cảm thấy mạng sống quan trọng hơn tác hại của việc bật đèn ngủ. Đại đa số các bậc cha mẹ nghĩ theo cách này là đưa con vào ngủ chung.
Giải pháp: Đối với trẻ nhỏ, nên cho trẻ ngủ giường cũi riêng, để thuận tiện nên đặt cũi của trẻ sát giường bố mẹ. Khi đặt trẻ ngủ trong cũi, bỏ hết những loại đồ chơi, búp bê ra bên ngoài. Bằng cách này, bố mẹ sẽ đảm bảo con ngủ riêng mà vẫn đảm bảo an toàn.