Chân tay ra mồ hôi khi trời lạnh không chỉ gây phiền toái và bất tiện cho người bệnh. Đây còn là nỗi lo lắng của nhiều người liệu ra mồi hôi tay chân vào mùa đông có phải là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm?
Bài Viết Liên Quan
- Giảm béo bằng đặt bóng hơi trong dạ dày có gì đặc biệt?
- 23 triệu người dân Việt Nam mắc bệnh không lây nhiễm
- Hỗ trợ điều trị Covid-19 sớm nhờ bộ test nhanh tại nhà
Để hiểu rõ, chân tay ra mồ hôi khi trời lạnh thực tế có gây nguy hiểm cho người bệnh. Bị ra mồ hôi chân tay vào mùa lạnh nhiều cần làm gì để khắc phục tình trạng này. Việc hiểu rõ nguyên nhân gây ra tình trạng chân tay ra mồ hôi khi trời lạnh đem lại hiệu quả trong kiểm soát bệnh và cải thiện tình trạng bệnh.
1. Chân tay ra mồ hôi khi trời lạnh, không nên chủ quan
Thực chất, cơ thể con người có tới 4 triệu tuyến mồ hôi và tập trung ở nhiều khu vực như nách, trán và lòng bàn tay, lòng bàn chân. Vì vậy, bạn dễ đổ mồ hôi ngay cả khi vận động thể lực nhiều hoặc ngoài trời nóng bức. Tuy nhiên, nếu chân tay ra mồ hôi khi trời lạnh thì đây rất có thể là dấu hiệu cảnh báo những bất thường của sức khỏe.
Việc chân tay ra mồ hôi khi trời lạnh có thể là dấu hiệu của một vài bệnh lý dưới đây:
– Chân tay ra mồ hôi khi trời lạnh có thể cảnh báo bạn mắc bệnh cường giáp. Đây là bệnh lý ngoài dấu hiệu đổ mồ hôi chân tay còn kèm theo triệu chứng run tay, hay có cảm giác hồi hộp và đ.ánh trống ngực, mắt lồi, bị sụt cân nhanh.
Chân tay ra mồ hôi khi trời lạnh không chỉ gây phiền toái và bất tiện cho người bệnh – Ảnh Internet
– Ra mồ hôi chân tay có thể bị nhiễm độc, việc nhiễm độc sẽ khiến cơ thể bài tiết ra nhiều mồ hôi để đào thải chất độc ra khỏi cơ thể.
– Ung thư m.áu cũng khiến người bệnh ra mồ hôi chân tay.
2. Ra mồ hôi tay chân khi trời lạnh do nguyên nhân nào?
Vì chức năng tiết mồ hôi do tình trạng rối loạn thần kinh thực vật hoặc cường giao cảm là nguyên nhân phổ biến gây ra hiện tượng chân tay ra mồ hôi khi trời lạnh.
Ngoài ra, thời điểm mùa đông cũng khiến quá trình bài tiết mồ hôi giảm. Trong khi đó, cơ thể cũng cần thay đổi để thích nghi với thời tiết lạnh. Chưa kể, trời lạnh khiến dây thần kinh giao cảm điều khiển mạch m.áu co lại khiến tay chân bị lạnh và ẩm ướt. Phản ứng này cũng xảy ra do hệ thần kinh giao cảm bị kích thích quá mức. Yếu tố kích thích thần kinh giao cảm bao gồm một vài vấn đề như:
– Căng thẳng kéo dài gây đổ mồ hôi khi trời lạnh.
– Phụ nữ bước vào giai đoạn t.iền mãn kinh cũng khiến chân tay ra mồ hôi khi trời lạnh.
– Thói quen ăn uống thiếu dưỡng chất trong thời gian dài cũng khiến bạn đổ mồ hôi khi trời lạnh.
Căng thẳng kéo dài gây đổ mồ hôi khi trời lạnh – Ảnh Internet
3. Biện pháp kiểm soát tình trạng chân tay ra mồ hôi khi trời lạnh tại nhà
Mồ hôi tay chân ra khi trời lạnh, có một vài biện pháp có thể đem lại hiệu quả như sau:
– Sử dụng baking soda:
Bởi vì baking soda có tính kiềm, vì thế sản phẩm này được sử dụng để khiến mồ hôi bốc nhanh chóng. Ngoài ra, baking soda còn đem lại hiệu quả giúp giảm lượng mồ hôi được tiết ra.
Áp dụng bằng cách trộn một thìa cà phê baking soda với nước thành hỗn hợp sền sệt, sau đó xoa hỗn hợp lên tay với thời gian khoảng 5 phút rồi rửa sạch tay.
– Bột ngô giúp khô mồ hôi tay:
Tay ẩm ướt do mồ hôi hoặc lòng bàn chân ẩm, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn có nguy cơ bị nhiễm nấm đặc biệt là nấm da chân. Bột ngô có khả năng hút ẩm rất tốt. Sử dụng bột ngô xoa đều lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân để kiểm soát lượng mồ hôi tiết ra.
– Sử dụng trà đen:
Trong trà đen có chứa tannin có tác dụng đối với người bị chân tay ra mồ hôi khi trời lạnh nhờ khả năng thu nhỏ lỗ chân lông, điều này giúp giảm lưu lượng mồ hôi trên da.
Sử dụng túi trà đen ngâm với nước nóng đến khi trà tiết tannin, sau 5 phút pha nước ấm và ngâm tay chân trong khoảng 10 phút. Ngoài tác dụng giúp kiểm soát mồ hôi trên tay chân thì trà đen còn có tác dụng làm sạch, se khít lỗ chân lông và diệt khuẩn, diệt vi nấm.
Trà đan có tác dụng giảm tình trạng đổ mồ hôi ở tay chân – Ảnh Internet
– Giấm táo:
Giấm táo giúp cân bằng nồng độ pH trong cơ thể, từ đó giấm táo có tác dụng giữ lòng bàn tay, bàn chân khô ráo. Kiểm soát tình trạng đổ mồ hôi chân tay khi trời lạnh bằng cách lấy giấm táo để lau lòng bàn tay, nên giữ qua đêm để đem lại hiệu quả tốt.
– Lá xô thơm:
Lá xô thơm có tác dụng kiểm soát hiện tượng chân tay ra mồ hôi khi trời lạnh. Bạn có thể bổ sung lá xô thơm vào bữa ăn hằng ngày hoặc gói lá xô thơm trong khăn tay vải để lau tay giúp kiểm soát mồ hôi tay.
– Cải thiện chế độ dinh dưỡng cho cơ thể:
Cải thiện chế độ dinh dưỡng cho cơ thể đem lại hiệu quả giúp bạn không bị ra mồ hôi tay chân khi mùa lạnh. Một vài loại thực phẩm chứa caffein và thức ăn cay có thể kích thích hệ thần kinh giao cảm nên gây ra hiện tượng mồ hôi chân tay ra nhiều hơn.
– Thay đổi thói quen giúp tay, chân không đổ mồ hôi khi trời lạnh:
Tránh các loại thực phẩm như caffein và thức ăn cay để hạn chế tình trạng chân tay ra mồ hôi.
Trong sinh hoạt bạn cũng cần giữ thói quen để chân, tay khô ráo sau khi tắm để ngăn chặn sự phát triển của vi sinh vật.
Nên lựa chọn trang phục cotton và quần áo làm bằng chất liệu tự nhiên giúp thấm hút mồ hôi.
Lưu ý, các biện pháp kiểm soát tình trạng chân tay ra mồ hôi khi trời lạnh tại nhà chỉ đem lại hữu ích đối với những người chân tay ra mồ hôi khi trời lạnh ở thế nhẹ. Nhiều trường hợp đây chỉ là rối loạn nhẹ của hệ thần kinh thực vật. Tuy nhiên, một vài trường hợp có thể là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm.
Trong những trường hợp tình trạng đổ mồ hôi tay vào mùa lạnh ngày càng trầm trọng hơn, đặc biệt thời điểm ban đêm và xuất hiện thêm nhiều triệu chứng bất thường khác thì bạn cần đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời.
Giữ ấm cho trẻ khi ra ngoài trời lạnh thế nào?
Thời tiết miền Bắc đang trong những ngày rét đậm, nếu cho trẻ ra ngoài vào thời điểm này, cha mẹ phải giữ ấm đúng cách và vệ sinh tốt cho trẻ.
Theo chia sẻ của bác sĩ Phí Xuân Thi, Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh, có một số quan niệm là trời lạnh hay tiếp xúc với không khí lạnh có thể làm cho trẻ ốm – bệnh. Đó có thể là trở ngại cho các bậc cha mẹ khi quyết định cho con vui chơi ngoài trời. Tuy nhiên, nếu giữ ấm đúng cách và vệ sinh tốt cho trẻ, thì không nhiết thiết phải hạn chế các vận động ngoài trời của trẻ.
Nhiệt độ cơ thể sẽ mất rất nhanh nếu phần cơ thể của chúng ta tiếp xúc trực tiếp với không khí. Nhiều bậc cha mẹ không biết mặc thế nào cho con đủ ấm, đôi khi mặc nhiều quá làm trẻ quá nóng, hoặc mặc chưa đúng cách khiến trẻ khó vận động hoặc chơi các trò chơi ngoài trời.
Nguyên tắc của việc mặc giữ ấm là chúng ta nên mặc thành nhiều lớp. Nhiều lớp mỏng tốt hơn một lớp dày. Vì mặc nhiều lớp sẽ tạo ra nhiều lớp giữ nhiệt và hạn c.hết mất nhiệt ra ngoài môi trường. Luôn mặc cho trẻ nhiều hơn một lớp quần áo so với người lớn trong cùng một điều kiện.
Cách chọn mặc quần áo theo lớp
Lớp trong (lớp nền): Là lớp có thể nói quan trọng trọng nhất. Tạo lớp giữ nhiệt đầu tiên cho cơ thể, giữ một lớp không khí cạnh da và tạo ra nhiệt độ – độ ấm; hút ẩm – nước thừa ( như chảy nước dãi, nước đổ, mồ hôi…) gây khó chịu, lạnh ra khỏi da. Chúng ta nên chọn những cỡ quần áo vừa khít với cơ thể con, mềm mại, và nên chọn các sản phẩm có chất liệu là len hoặc polypropylene (không nên chọn loại bông – cotton). Chọn được một lớp nền tốt, có thể trẻ sẽ cần ít quần áo hơn.
Lớp giữa: là lớp cách nhiệt để giữ ấm. Chúng ta có thể có rất nhiều lựa chọn quần áo cho lớp nào. Có thể chọn các loại sản phẩm từ len tự nhiên, hoặc len tổng hợp.
Lớp ngoài: Giữ an toàn cho trẻ và giúp các lớp bên trong tránh khỏi gió, nước, giữ khô ráo là rất quan trọng với lớp ngoài. Chúng ta nên chọn các loại nhẹ, bền, mềm mại để giúp trẻ có thể dễ dàng di chuyển.
Mũ, găng tay- chân, giày- dép
Đầu, tai, tay, chân là những bộ phân cơ thể thường xuyên tiếp xúc trực tiếp ra ngoài không khí. Trẻ sẽ bị mất nhiệt rất nhanh nếu chúng ta không được mặc đúng cách.
Nên cho trẻ sử dụng một cái mũ len có thể che được tai cho trẻ (vì tai sẽ bị lạnh đi rất nhanh).
Chọn cho trẻ một đôi gang tay phù hợp với thời tiết. Nếu trời mưa, ẩm ướt, chúng ta có thể chọn đôi gang chống thấm nước. Gang tay dạng mitten có thể sẽ ấm hơn gang tay dạng glove vì các ngón tay có thể làm ấm lẫn nhau. Tuy nhiên, có thể làm trẻ thấy khó chịu hơn khi chơi.
Chọn một vài đôi tất mùa đông phù hợp với trẻ. Cần thêm cho trẻ một vài loại giầy – dép chống ngấm nước để luôn giữ cho tất được khô ráo.
Một số lưu ý khác khi mặc ấm cho trẻ
Tùy theo tình trạng thời tiết, nhiệt độ mà chúng ta mặc bao nhiêu lớp áo cho trẻ. Nếu mặc tất cả các lớp vào, có thể dẫn đến trẻ đổ mồ hôi ( khiến trẻ lạnh hơn) và mất nước làm trẻ khó chịu.
Thường xuyên kiểm tra lưng, hay mồ hôi ở trẻ.
Nếu trẻ vận động nhiều, hay chơi trò chơi ngoài trời. Chúng ta có thể cởi bỏ 1 – 2 lớp ra để khiến trẻ không quá nóng khi vận động. Có thể mặc lại sau khi dừng lại.
Chúng ta có sử dụng balo – túi để đựng mũ, gang tay – chân cho trẻ. Chỉ dùng khi có nhu cầu.
Trời lạnh, khô, độ ẩm thấp khiến cơ thể phải sinh nhiều nhiệt hơn, mất nước nhiều hơn, sẽ làm trẻ lạnh hơn. Bổ sung nước ấm thường xuyên cho trẻ và có thể cho trẻ ăn những bữa ăn nhẹ bổ sung năng lượng.
Có thể sử dụng một vài loại túi ấm cho trẻ.
Đối với trẻ nhũ nhi, cần đặc biệt chú ý tới quần áo, khăn che bít đường thở của trẻ.
Không nên mặc quần áo quá chật hoặc quá rộng. Nó sẽ ảnh hưởng tới quá trình vận động và giữ nhiệt ở t.rẻ e.m.