Bệnh viện Nhi T.Ư (Hà Nội) gần đây đã ghi nhận các bệnh nhân bị biến chứng do nhiễm virus cúm A. Tuy nhiên, chưa nhiều cha mẹ biết về biến chứng do cúm có thể khiến trẻ t.ử v.ong đột ngột.
Bài Viết Liên Quan
- Những thực phẩm giúp giải rượu bia vô cùng hiệu quả
- Thói quen khi ngủ này của trẻ tưởng đáng yêu nhưng rất hại trẻ, có thể làm mặt biến dạng
- Cà phê có thể giúp kéo dài t.uổi thọ?
Trẻ nên được tiêm vắc xin cúm và vệ sinh mũi họng hằng ngày, ngừa nhiễm cúm và bệnh lây qua đường hô hấp – ẢNH: THU HÀ
Nhận biết diễn biến nặng
Tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới t.rẻ e.m (Bệnh viện Nhi T.Ư) trong gần 3 tháng qua đã có hơn 800 trẻ nhiễm cúm phải nhập viện do các biến chứng nặng. Đa số là các trẻ trong độ t.uổi 2 – 5, nhưng cũng ghi nhận các trẻ 8 – 9 t.uổi và có những trẻ mới chỉ 2 tháng t.uổi.
Thông thường, trẻ nhiễm cúm được chăm sóc tại nhà, tăng cường dinh dưỡng, dùng thuốc hạ sốt với liều phù hợp cân nặng. Nên cho trẻ đến cơ sở y tế khi có biểu hiện nặng như: sốt cao liên tục không hạ được nhiệt độ, mệt mỏi, bứt rứt, khó chịu, đau đầu, buồn nôn hoặc bất cứ biểu hiện nào khiến cha mẹ lo lắng. Tại cơ sở y tế, các BN cúm được điều trị riêng.
Trong gia đình, người nhiễm cúm nên được chăm sóc riêng, cách ly tương đối để hạn chế lây nhiễm cho người khác.
TS Đỗ Thiện Hải
Theo dõi diễn biến sức khỏe của bệnh nhi (BN) là b.é t.rai 9 t.uổi (ở Thái Bình), TS Đỗ Thiện Hải, Trưởng khoa Nội nhiễm, Trung tâm Bệnh nhiệt đới t.rẻ e.m (Bệnh viện Nhi T.Ư), cho biết BN nhập viện với các biểu hiện của nhiễm virus gây biến chứng viêm não. Xét nghiệm cũng xác định b.é t.rai này nhiễm cúm A. Sau 5 ngày được điều trị tích cực, BN đã có thể đi lại dù chưa bình phục hoàn toàn. Trước đó, BN nhập viện trong tình trạng sốt cao, li bì, co giật, nhận thức kém, vận động yếu, không tự ngồi dậy được.
Với trường hợp BN là b.é g.ái 2 tháng t.uổi điều trị tại trung tâm, kết quả xét nghiệm cho thấy trẻ nhiễm virus cúm A. Gia đình của BN cho biết, trước đó, chị của bé (5 t.uổi, học mẫu giáo) cũng có biểu hiện ho, sổ mũi, sau đó bố của bé cũng mắc. B.é g.ái này cũng cùng triệu chứng nhưng nặng hơn.
Theo TS Hải, bệnh cúm do virus lưu hành tại VN có thể gây dịch. Cúm là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây qua đường hô hấp. Trẻ mắc cúm có biểu hiện: sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, hắt hơi, sổ mũi, đau họng, ho. Bệnh có thể tự khỏi trong 5 – 7 ngày. Tuy nhiên, những trẻ có bệnh mạn tính như: hen phế quản, viêm phế quản co thắt, một số bệnh bẩm sinh khi nhiễm cúm có thể làm khởi phát một đợt bệnh mới, nguy cơ diễn biến nặng.
Đáng lưu ý, theo TS Hải: “Gần đây xuất hiện những ca biến chứng viêm cơ tim do nhiễm virus cúm chứ không chỉ là các ca viêm phổi, hoặc viêm não thường gặp. Các biến chứng này đều nguy hiểm, thậm chí gây t.ử v.ong nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời”.
Bác sĩ lưu ý: BN bị viêm cơ tim sau cúm còn ít được nhận biết tại gia đình. Trẻ thường có biểu hiện sốt cao, đau ngực, đau bụng, buồn nôn, nhịp tim nhanh và có thể t.ử v.ong đột ngột.
Với trẻ có biến chứng viêm não (tình trạng lơ mơ, li bì, co giật, phản ứng chậm chạp), thường xuất hiện vào khoảng từ ngày thứ 3 đến thứ 10 sau các triệu chứng cúm.
Ngăn ngừa lây nhiễm
TS Đỗ Thiện Hải đ.ánh giá hiện đang là mùa của những bệnh lây qua đường hô hấp: cúm, sởi, ho gà. Thông thường vào mùa thu – đông, đông – xuân là lúc các bệnh này tăng cao hơn các điểm khác trong năm. Trẻ mắc cúm nhập viện gần đây ghi nhận cũng tăng cao, số nằm viện có thời điểm lên đến 50 BN; trong đó, ghi nhận các ca nặng như: sốt cao, co giật, viêm phổi, viêm não, viêm cơ tim sau nhiễm cúm.
Bác sĩ cho hay, để phòng mắc và biến chứng do bệnh cúm, trẻ nên được tiêm vắc xin cúm. Ngoài ra, hằng ngày cha mẹ nên thực hiện vệ sinh mũi họng, giúp làm sạch vùng mũi họng cho trẻ bằng nước muối sinh lý, giảm nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm nói chung, trong đó có phòng cúm.
TS Hải cũng lưu ý, trong gia đình, khi có người mắc cúm nên cách ly để giảm nguy cơ lây lan. Hoặc người lớn khi đến nơi đông người nên phòng bệnh bằng cách đeo khẩu trang; về nhà nên súc miệng, vệ sinh mũi họng bằng nước muối, dung dịch sát trùng phù hợp, làm hạn chế mắc cho bản thân và hạn chế nguy cơ lây cho người khác.
Trong trường học, đặc biệt tại các trường mầm non, nếu có trẻ biểu hiện sốt, ho, chảy nước mũi, nên được nghỉ học, chăm sóc tại nhà. Cần thông báo để cha mẹ các trẻ khác được biết để tăng cường công tác vệ sinh mũi họng cho trẻ, giảm nguy cơ lây nhiễm, mắc bệnh. Tất cả các lớp học trong mùa này, vào thời điểm phù hợp, cần cố gắng thông thoáng không khí, giúp cho lớp học có môi trường sạch.
Bệnh cúm gây biến chứng nặng, nguy cơ t.ử v.ong cao
Bác sĩ Hải cho biết, bệnh cúm dễ biến chứng sang viêm đường hô hấp, nhất là ở t.rẻ e.m có sức đề kháng kém.
Tính từ tháng 10, đã có 820 trẻ nhập Trung tâm Bệnh nhiệt đới t.rẻ e.m – Bệnh viện Nhi T.Ư điều trị vì bị cúm nặng. TS Đỗ Thiện Hải, Trưởng khoa Nội nhiễm, cho biết, những ngày miền Bắc có đợt lạnh tăng cường, trẻ mắc cúm A vào viện nhiều, trong đó có những bệnh nhi bị biến chứng viêm phổi, viêm não.
Ảnh minh họa
Trung tâm B ệ nh nhi ệ t đ ớ i tr ẻ em dành riêng nhiều phòng để điều trị bệnh nhân cúm, cách ly với những ca bệnh khác đề phòng lây chéo trong bệnh viện. Những đ.ứa t.rẻ, nhỏ thì 2 tháng t.uổi, lớn thì 9 t.uổi, nằm li bì trong vòng tay mẹ, trên giường bệnh. Cậu bé H.T.V. (9 t.uổi ở huyện T.iền Hải, tỉnh Thái Bình) hết sốt từ sáng 13/12, nhưng gương mặt vẫn còn mệt mỏi. V. nhập viện trong tình trạng sốt cao, li bì, thi thoảng co giật.
Xét nghiệm cho thấy V. nhiễm virus cúm A. TS Đỗ Thiện Hải cho biết, bệnh nhi nhập viện với đầy đủ biểu hiện của cúm A gây biến chứng lên não. Những ngày đầu điều trị, V. không ngồi dậy được, nhận thức cũng kém. Sau vài ngày được điều trị tích cực, hiện cậu bé đã có thể đi lại dù chưa thực sự khỏe mạnh. Phòng bên cạnh, chị M.H. đang chăm con 2 tháng t.uổi mắc cúm A. Theo lời chị H., con gái lớn 5 t.uổi đi học mẫu giáo về ho, sổ mũi, sau đó đến bé thứ 2 bị bệnh nhưng nặng hơn nên phải nhập viện. Ở nhà, chồng chị trông con gái lớn cũng đã lây cúm từ con.
Riêng trong tháng 11, gần 500 bệnh nhân cúm nhập viện, tăng so với tháng trước đó. Theo TS Hải, bệnh cúm thường gặp ở Việt Nam và các nước trong khu vực do virus cúm A và B, có thể gây dịch theo vùng hoặc diện rộng. Bệnh có thể tự khỏi sau 3-5 ngày. Tuy nhiên, những trẻ có bệnh mạn tính như hen phế quản, viêm phế quản co thắt, tim mạch thì khi nhiễm cúm có thể làm khởi phát một đợt bệnh mới. Cúm mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây qua đường hô hấp với biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, hắt hơi, sổ mũi, đau họng, ho…
Gây biến chứng nặng, có thể dẫn tới t.ử v.ong
Bác sĩ Hải cho biết, bệnh cúm dễ biến chứng sang viêm đường hô hấp, nhất là ở t.rẻ e.m có sức đề kháng kém. Thông thường, bệnh diễn biến nhẹ và hồi phục, nhưng đối với t.rẻ e.m, người lớn t.uổi, người có bệnh mạn tính về tim phổi, thận, bệnh chuyển hóa, thiếu m.áu hoặc suy giảm miễn dịch…, bệnh có thể diễn biến nặng hơn như viêm phổi, dễ bị biến chứng và có thể dẫn đến
t.ử v.ong.
Ngoài biến chứng gây viêm phổi, viêm não, gần đây bắt đầu xuất hiện những ca biến chứng sang viêm cơ tim. Bệnh nhi bị viêm cơ tim sau cúm thường có biểu hiện sốt cao, đau ngực, bụng buồn nôn, nhịp tim nhanh và t.ử v.ong đột ngột. Phần lớn trẻ mắc bệnh dưới 3 t.uổi, đủ t.uổi tiêm vắc-xin ngừa cúm nhưng hầu hết số trẻ này chưa được gia đình cho đi tiêm. Một số trẻ có biến chứng viêm não sau khi nhiễm cúm khoảng từ ngày thứ 3 đến thứ 10. Những trẻ này thường nhập viện trong tình trạng sốt, viêm đường hô hấp, ho, khò khè, lơ mơ, co giật, xét nghiệm cúm dịch có dương tính. Hiện nay, Trung tâm còn vài bệnh nhân đang đợi kết quả xét nghiệm xem có bị biến chứng viêm não không. Tuy nhiên, những ca bệnh này đều có biểu hiện của viêm não như trẻ phản ứng chậm chạp, sốt cao, lơ mơ, li bì…
TS Hải dự báo, cúm là bệnh đặc trưng của mùa đông xuân, nên số t.rẻ e.m mắc bệnh còn có thể tăng trong những ngày tới. Hiện có khoảng 50 bệnh nhân đang điều trị tại khoa là bệnh nhi mắc cúm. Những trẻ có bệnh cảnh nền như rối loạn chuyển hóa, viêm phổi mạn tính kéo dài, tim bẩm sinh… khi có thêm bệnh cúm biểu hiện bệnh nặng lên rất nhiều. Bác sĩ Hải cho hay, nhiều gia đình tìm mua thuốc Tamiflu để điều trị cúm cho con. Tuy nhiên, đây không phải là thuốc bắt buộc dùng điều trị cúm mà chỉ làm giảm sự nhân lên của virus nên sau khi đủ liệu trình vẫn có thể còn virus trong đường hô hấp. Vì vậy, thuốc Tamiflu chỉ dùng cho ca đặc biệt nặng và dùng tại bệnh viện.
Khuyến cáo tiêm vắc-xin cúm
Bác sĩ khuyến cáo, khi mắc cúm, chủ yếu chăm sóc tại nhà, điều trị triệu chứng bằng cách uống nhiều nước, dùng thuốc hạ sốt đúng. Nếu thấy trẻ dấu hiệu nặng lên như sốt cao liên tục không hạ được nhiệt độ, mệt mỏi, bứt rứt, khó chịu, đau đầu, buồn nôn, cần đưa đến bệnh viện. Để phòng bệnh, ngoài ăn uống đủ dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng, trẻ tốt nhất nên được tiêm vắc-xin cúm và đeo khẩu trang.