Hà Nội ghi nhận 424 ca mắc tay chân miệng

Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, TP vừa ghi nhận 124 ca mắc tay chân miệng từ đầu tuần đến nay, (tăng 47 trường hợp so với tuần trước đó).

Các ca bệnh phân bố rải rác tại 26 quận, huyện. Trong đó, quận Bắc Từ Liêm 10 ca, Mê Linh 9 ca, Nam Từ Liêm 9 ca, Hà Đông 8 ca, Hoàng Mai 8 ca. Ngoài ra, trong tuần có thêm 1 ổ dịch tay chân miệng tại xã Vân Hòa, huyện Ba Vì với 2 ca bệnh.

Tính từ đầu năm 2024 đến nay, Hà Nội đã ghi nhận 424 trường hợp mắc tay chân miệng (tăng 155 ca so với cùng kỳ năm 2023); 6 ổ dịch tay chân miệng. Hiện còn 4 ổ dịch đang hoạt động. Trong khi đó, từ đầu năm 2024 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 8.200 trường hợp mắc tay chân miệng (tăng hơn 2 lần so với cùng kỳ năm 2023).

ha noi ghi nhan 424 ca mac tay chan mieng e1e 7135317

Khi trẻ có biểu hiện của bệnh tay chân miệng, cha mẹ cần theo dõi chặt chẽ diễn biến của bệnh.

CDC Hà Nội dự báo có thể gia tăng ca mắc tay chân miệng trên địa bàn trong thời gian tới. Đây là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người, dễ gây thành dịch do virus đường ruột gây ra.

Cao điểm của bệnh là từ tháng 3 – 5 và từ tháng 8 – 9 hằng năm. Hai nhóm tác nhân gây bệnh thường gặp là Coxsackie virus A16 và Enterovirus 71 (EV71).

Trong khi, các trường hợp nhiễm chủng CA16 thường biểu hiện bệnh nhẹ, có thể chăm sóc và điều trị tại nhà, thì chủng EV71 sẽ gây bệnh nặng hơn với nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm màng não, viêm cơ tim, viêm phổi, phù phổi, suy hô hấp, suy tuần hoàn, có thể t.ử v.ong nếu không được điều trị kịp thời.

CDC Hà Nội khuyến cáo, để phòng, chống bệnh tay chân miệng, đối với khối trường mầm non, tiểu học, cần tăng cường vệ sinh lớp học, đồ chơi, khăn mặt của học sinh… Bên cạnh đó, y tế cơ sở hướng dẫn giáo viên các biện pháp phòng, chống bệnh tay chân miệng như: rửa tay cho trẻ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh; thường xuyên lau rửa toàn bộ sàn nhà bằng chất tẩy rửa, đồ chơi, đồ dùng của trẻ, bàn, ghế bằng dung dịch sát khuẩn.

Đối với các bậc cha mẹ, không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như ly, chén, đĩa, muỗng, đồ chơi với trẻ mắc bệnh. Khi thấy trẻ bị tay chân miệng, cần đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt để được tư vấn, điều trị kịp thời, tránh diễn biến nặng.

Dịch sởi – rubella đang tăng

Bộ Y tế yêu cầu duy trì công tác tiêm vắc-xin sởi và vắc xin sởi – rubella cho trẻ, bảo đảm không bỏ sót đối tượng.

Ngày 28/3, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho hay, trên địa bàn Thành phố vừa ghi nhận b.é g.ái 7 t.uổi (ở huyện Đan Phượng) mắc rubella. Trước đó, b.é g.ái đã được tiêm chủng 2 mũi vắc-xin phòng bệnh này.

dich soi rubella dang tang e6e 7127927

Bộ Y tế yêu cầu duy trì công tác tiêm vắc-xin sởi và vắc xin sởi – rubella cho trẻ, bảo đảm không bỏ sót đối tượng.

Trước tình hình nêu trên, Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương vừa có Công văn số 397/VSDTTƯ-BTN gửi sở y tế, trung tâm kiểm soát bệnh tật 28 tỉnh, thành phố về việc tăng cường giám sát bệnh sởi, rubella.

Theo Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, từ đầu năm 2024 đến nay đã ghi nhận 78 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, rubella tại khu vực phía Bắc. Trong đó có 12 trường hợp sởi xác định tại phòng thí nghiệm của 4 tỉnh, thành phố và 10 trường hợp rubella tại 7 tỉnh, thành phố. Đặc biệt, ghi nhận 1 chùm ca bệnh sởi tập trung tại huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh ở nhóm trẻ dưới 10 t.uổi.

Để chủ động phòng, chống dịch sởi, rubella, Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương đề nghị, trung tâm kiểm soát bệnh tật các tỉnh, thành phố tăng cường công tác giám sát các trường hợp nghi sởi, rubella.

Đồng thời điều tra, lấy mẫu xét nghiệm hoặc gửi về Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương xét nghiệm. Đối với các tỉnh, thành phố tự xét nghiệm, cần gửi kết quả về Văn phòng Tiêm chủng mở rộng miền Bắc.

Bên cạnh đó, Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương cũng nhấn mạnh, duy trì công tác tiêm chủng vắc xin sởi cho trẻ từ 9-12 tháng và vắc xin sởi – rubella cho trẻ từ 18-24 tháng, bảo đảm không bỏ sót đối tượng.

Nếu có dịch xảy ra trên địa bàn, cần nhanh chóng điều tra, khoanh vùng, lấy mẫu và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định.

Theo các chuyên gia y tế, bệnh sởi lây truyền qua đường hô hấp do tiếp xúc trực tiếp với các chất tiết mũi họng của bệnh nhân khi người bệnh ho, hắt hơi.

Bệnh sởi làm suy yếu sức đề kháng của cơ thể cho nên thường kèm theo những biến chứng nặng như viêm phổi, viêm tai, tiêu chảy, viêm não… Những bệnh này khi mắc cùng bệnh sởi thường có diễn biến rất nặng.

Theo Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế, bệnh rubella rất nguy hiểm ở phụ nữ có thai, nhất là trong 3 tháng đầu của thai kỳ do có thể gây sảy thai, thai c.hết lưu.

Đặc biệt, gây dị tật bẩm sinh ở thai nhi (bệnh tim, mù, đục thủy tinh thể, điếc và chậm phát triển tinh thần), thường gọi là hội chứng rubella bẩm sinh. Hội chứng này có thể gặp ở 90% trẻ sinh ra từ bà mẹ nhiễm rubella trong 3 tháng đầu mang thai.

Bệnh rubella có tính lây truyền cao và có thể gây thành dịch lớn. Trên lâm sàng, bệnh khó phân biệt với các bệnh sốt phát ban khác, nhất là với sởi và có tới 50% trường hợp bệnh biểu hiện lâm sàng không điển hình.

Thời kỳ ủ bệnh kéo dài 14-21 ngày, trung bình 18 ngày. Thời kỳ lây truyền kéo dài từ 7 ngày trước cho tới 7 ngày sau phát ban. T.rẻ e.m mắc hội chứng rubella bẩm sinh có thể đào thải vi rút đến 1 năm sau khi sinh.

Theo các chuyên gia y tế, những người chưa có miễn dịch đều có thể bị mắc bệnh. Người sau khi mắc bệnh có miễn dịch bền vững. Những trường hợp đã tiêm vắc-xin sẽ sinh ra miễn dịch đặc hiệu bảo vệ cơ thể không bị mắc bệnh, số ít còn lại không may mắc bệnh thì bệnh sẽ nhẹ hơn, hạn chế di chứng và t.ử v.ong.

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế về tiêm vắc-xin rubella, sử dụng vắc-xin dạng đơn hoặc dạng phối hợp (sởi-rubella hoặc sởi-quai bị-rubella).

Với t.rẻ e.m, tiêm vắc-xin cho trẻ từ 9 tháng t.uổi trở lên và nhắc lại khi trẻ 18 tháng t.uổi. Với người lớn, tiêm vắc-xin cho những người chưa tiêm phòng hoặc chưa có miễn dịch, đặc biệt là phụ nữ ở t.uổi sinh đẻ. Không tiêm phòng vắc-xin rubella cho phụ nữ đang mang thai. Chỉ nên có thai sau khi tiêm phòng ít nhất 1 tháng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *