Những tác hại của việc ăn kẹo cao su không phải ai cũng biết

Thói quen ăn kẹo cao su thường xuyên khiến bạn gặp rắc rối về sức khỏe, đặc biệt là hệ tiêu hoá.

Theo các chuyên gia y tế, kẹo cao su có nhiều tác dụng như giải tỏa căng thẳng, làm sạch răng miệng, đ.ánh bay mùi hôi miệng, làm cân bằng áp suất giữa tai ngoài và tai giữa khi đi máy bay, góp phần vào việc ngăn ngừa viêm tai, giúp người béo giảm cân… Nhưng kẹo cao su không vô hại và không thần kỳ như nhiều người nghĩ.

Trong kẹo cao su có chất làm ngọt nhân tạo như sorbitol và mannitol có thể gây tiêu chảy. Ngoài ra, lanolin, một thành phần được tìm thấy trong các sản phẩm chăm sóc da lại có trong kẹo cao su. Đây là một chất sáp màu vàng tiết ra bởi các tuyến bã nhờn của cừu và có thể gây ra một số vấn đề về tiêu hóa.

Kẹo cao su khiến bạn ăn vặt nhiều hơn

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nếu bạn thường xuyên nhai kẹo cao su bạc hà trước khi ăn nhẹ thì có lẽ bạn sẽ thích ăn đồ ăn vặt hơn sau đó. Điều này là do tinh dầu bạc hà trong kẹo cao su làm tăng thêm vị đắng cho hương vị trái cây.

Một số người cố gắng kìm hãm dư vị của kẹo cao su bằng các lựa chọn thay thế không lành mạnh và dễ tiếp cận như bánh mì kẹp thịt hoặc khoai tây chiên.

Kẹo cao su gây đầy hơi

Có 2 lý do giải thích tại sao điều này có thể xảy ra. Sở dĩ người nhai kẹo cao su thường xuyên gặp hiện tượng đầy hơi là do quá trình nhai khiên ban nuôt nươc bot nhiêu hơn, tư đo vô tinh nuôt một lượng lớn không khí vào trong bụng, gây tình trạng đầy hơi, đầy bụng.

Nguyên nhân thứ 2 nằm ở cồn đường, chất thường được sử dụng trong sản xuất kẹo cao su không đường. Mặc dù những chất làm ngọt như vậy khó tiêu hóa nhưng chúng sẽ không ở trong bụng bạn mãi mãi mà có thể tạo thành bong bóng sau khi bị vi khuẩn sống trong đường ruột lên men thành khí.

Ăn uống kém lành mạnh hơn

Nhiều người nhai một thanh kẹo cao su để giảm bớt sự thèm ăn. Về mặt lý thuyết, nhai kẹo giúp họ tránh ăn các thức ăn không lành mạnh. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy kẹo cao su làm giảm động lực ăn những thức ăn dinh dưỡng, giảm cảm giác đói và những người ăn nhiều kẹo cao su có bữa ăn kém dinh dưỡng hơn so với những người không ăn.

Người nhai kẹo cao su thường giảm ăn trái cây hơn và thay vào đó, họ nạp nhiều ăn thức ăn vặt không tốt cho sức khỏe như khoai tây chiên và kẹo. Điều này có thể là do hương vị bạc hà trong đa số các loại kẹo cao su khiến cho bạn có cảm giác đắng miệng khi ăn rau quả và trái cây.

Hãy thử nhâm nhi một tách trà xanh trước bữa ăn để hạn chế sự thèm ăn thay vì nhai kẹo cao su nhé! Bạn có thể đọc thêm 5 điều bất ngờ về kẹo cao su nếu muốn biết nhiều hơn về loại kẹo này.

Bài Viết Liên Quan

nhung tac hai cua viec an keo cao su khong phai ai cung biet 7a3 5505176

Nhiều người có thói quen ăn kẹo cao su thường xuyên. (Ảnh minh hoạ: R.T)

Rối loạn thái dương hàm TMJ

Nếu bạn nhai một bên nhiều hơn bên còn lại thì việc nhai kẹo cao su có thể dẫn đến sự mất cân bằng cơ hàm hay hội chứng rối loạn thái dương hàm (TMJ) và dẫn đến tình trạng đau mãn tính.

Nhiều người bị đau quai hàm, đầu và cổ, có thể bị đau đầu, đau tai và đau răng theo thời gian. Ăn một quả táo thay thế sẽ giúp bạn giảm cảm giác muốn nhai một cái gì đó và cũng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Tiêu chảy, béo phì và sâu răng

Nhiều phụ huynh cho trẻ ăn kẹo cao su khi trẻ đòi ăn kẹo vì nghĩ rằng kẹo cao su tốt cho răng miệng, lại không gây béo phì… là một sai lầm.

Không nói đến những trường hợp nguy hiểm khi nuốt phải bã kẹo cao su, mà những thành phần có trong kẹo cao su có thể làm trẻ biếng ăn, béo phì không kiểm soát. Điều này sẽ rất nguy hại với hệ tiêu hóa còn non nớt của trẻ. Cha mẹ nên cảnh giác, tuyệt đối không nuông chiều trẻ theo những sở thích này.

Một tác hại dễ nhận thấy nữa là nhai kẹo cao su nhiều lần trong ngày tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển mạnh, phá hỏng men răng. Vì thế, răng nhanh chóng bị xói mòn, mất lớp men bảo vệ bên ngoài, răng bị tổn thương, vi khuẩn gây sâu răng có thể tấn công bất kỳ lúc nào. Nhiều người thắc mắc không hiểu tại sao mình bị sâu răng trong khi nhai kẹo liên tục, răng miệng lúc nào cũng sạch thì đây chính là lý do.

“Điểm mặt” cách tập luyện khiến cơ thể yếu đi

Tập luyện thể dục thể thao là cách tốt để rèn luyện cơ thể, tăng cường thể chất, tinh thần thoải mái, giải tỏa căng thẳng.

Tuy nhiên, nếu chúng ta tập luyện không đúng cách hoặc mắc một số sai lầm khi luyện tập thì sẽ làm giảm hiệu quả đáng kể của việc tập luyện, thậm chí còn phản tác dụng khiến cơ thể yếu đi.

Không khởi động: Việc khởi động trước khi tập và thực hiện các động tác thả lỏng sau khi tập cường độ cao là rất quan trọng. Vận động bất ngờ khi chưa khởi động khiến cho lượng ôxy và m.áu không được đưa kịp thời tới các cơ tham gia vận động. Điều này có thể khiến các cơ không được vận hành đúng cách và gây tổn thương. Vì vậy, nên dành 5-10 phút để khởi động cho cơ thể nóng lên trước khi tập và khi tập xong nên vân đông nhẹ nhàng chừng 5-10 phút đê nhịp tim trở lại bình thường.

diem mat cach tap luyen khien co the yeu di 5fb 5393590

Không nên dậy quá sớm để tập luyện.

Tập quá sức và không tập đều: Không ít người lên lịch tập không đều, khi thì nghỉ tập cả tuần, nhưng khi đã tập thì tập rất hăng, như một sự bù trừ cho những ngày không tập. Nếu tập thể dục không thường xuyên sẽ khiến cho hiệu quả tập luyện bị giảm sút, cơ thể mệt mỏi, không làm tiêu hao mỡ thừa, dễ gây chấn thương.

Hơn nữa, việc tập luyện quá sức có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cơ thể như: căng cơ, gãy xương, mệt mỏi, chán ăn… Các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo rằng, bạn chỉ nên hoạt động thể chất tối đa là 60 phút mỗi ngày và nên tập đều đặn vào một khung giờ nhất định..

Tập quá sớm hoặc quá muộn: Vào sáng sớm, nhiệt độ ngoài trời thấp cơ thể từ trong phòng kín bước ra chưa kịp thích nghi nên dễ gặp lạnh đột ngột. Khi bị lạnh, các mạch m.áu co lại, dễ bị thiếu m.áu não, hoa mắt chóng mặt. Hơn nữa, buổi sớm có nhiều sương bao phủ. Sương mù thường rất độc hại cho cơ thể. Tốt nhất hãy tập thể dục khi mặt trời đã bắt đầu mọc và có sự điều chỉnh hợp lý theo sự thay đổi của thời tiết các mùa.

Trong tình huống ngược lại, nhiều người có thói quen tập thể dục rất muộn, thường là trước khi đi ngủ. Việc làm này không phù hợp nhịp sinh học do tập thể dục trước khi đi ngủ sẽ khiến thân nhiệt tăng, nhịp sinh học cơ thể bị xáo trộn làm cho khó ngủ, giấc ngủ chập chờn, không sâu giấc. Do vậy, không nên tập thể dục hay vận động mạnh trước khi đi ngủ.

Tập khi đói hoặc sau khi ăn no: Việc vận động sẽ tiêu hao nhiều năng lượng, do vậy phải tập khi cơ thể còn năng lượng dự trữ, nghĩa là bụng không đói. Việc tập thể dục khi bụng đói sẽ khiến bạn hoa mắt, chóng mặt, dễ ngất xỉu.

Hiện nay có không ít lớp tập aerobic hoặc yoga vào giữa trưa cho các chị em bận rộn. Điều này là không tốt. Bởi tập khi vừa ăn xong sẽ khiến nhịp sinh học ổn định của cơ thể bị rối loạn gây ra hiện tượng đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy, chuột rút, đau dạ dày…

diem mat cach tap luyen khien co the yeu di 48b 5393590

Nên bổ sung nước thường xuyên khi tập luyện.

Tập thể dục khi bị bệnh: Vẫn cố gắng tập thể dục khi đang bị sốt hoặc có các triệu chứng khó chịu như ho khan, viêm họng, cơ thể mệt mỏi, chảy nước mũi là phản tác dụng. Nếu tập thể dục trong giai đoạn này có thể khiến cơ thể bị mất nước và mất nhiều thời gian cho việc phục hồi sức khỏe. Người mắc bệnh mạn tính hoặc những bệnh nguy hiểm như suy tim, hen suyễn… thì cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng bất cứ bài tập thể dụcnào để tránh giảm sút sức khỏe.

Không bổ sung nước khi tập luyện: Tập ra nhiều mồ hôi nên cần bổ sung giúp cân bằng lượng nước bị mất, da dẻ không khô nẻ. Không uống nước có cồn, có gas vì sẽ làm nhão cơ bắp nhanh hơn.

Tập ngẫu hứng và phân tâm khi tập: Khi tập bạn nên tuân thủ theo giáo án và kế hoạch tập luyện cụ thể. Bạn phải gắn bó với các bài tập đó ít nhất 8 tuần để mang lại kết quả. Việc tập ngẫu hứng, thích tập động tác nào thì tập hoặc thay đổi thường xuyên các bài tập cũng là một cách để làm mới và tạo hứng thú trong tập luyện. Tuy nhiên, việc thay đổi quá nhiều bài tập trong thời gian ngắn khiến cơ thể chưa kịp thích nghi được những kích thích trong các bài tập thể chất, nên không mang lại hiệu quả.

Nhiều người có thói quen vừa tập luyện vừa nhắn tin, gọi điện thoại, thậm chí mải suy nghĩ một công việc nào đó sẽ khiến bạn bị phân tâm trong quá trình tập luyện, điều này có thể làm tăng nguy cơ chấn thương.

Tắm nước lạnh sau khi tập: Đây là sai lầm rất thường gặp. Nhiều người sau khi tập thì quay ra xông hơi rồi sau đó là tắm nước lạnh. Khi đó bạn dễ bị cảm lạnh do thay đổi nhiệt độ cơ thể đột ngột. Vì thế, chỉ nên tắm nước ấm sau khi tập và xông hơi. Nước ấm giúp cơ thể sảng khoái hơn và là liệu pháp tốt với não bộ, giúp tỉnh táo và nhanh nhẹn hơn trong các hoạt động tiếp theo.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *